Việt Hóa GameLog in

Cổng tin tức về thế giới game. Hoan nghênh các bạn ghé thăm.


[Tin Trong Nước] Trung Quốc tố Mỹ 'khiêu khích quân sự nghiêm trọng'

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game B52-5679-1450510215_m_460x0

Máy bay B-52 của quân đội Mỹ. Ảnh: Boeing

Trong thông cáo của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ đang cố tình gây căng thẳng trong khu vực.

"Những hành động của phía Mỹ gây ra một sự khiêu khích quân sự nghiêm trọng và làm phức tạp thêm, thậm chí quân sự hóa Biển Đông", AP dẫn thông cáo viết. Bắc Kinh yêu cầu Washington "ngay lập tức có các biện pháp nhằm ngăn chặn những sự việc như trên và tổn hại đến mối quan hệ giữa quân đội hai nước".

Lầu Năm Góc đang điều tra lý do một máy bay ném bom chiến lược B-52 thực hiện nhiệm vụ hồi tuần trước bay gần Đá Châu Viên hơn so với dự định. Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói thời tiết xấu góp phần làm phi công bay chệch hướng.

Theo thông cáo, quân đội Trung Quốc trên đá đã ở trong tình trạng báo động cao suốt chuyến bay của không quân Mỹ hôm 10/12 và đưa ra những cảnh báo yêu cầu máy bay rời khỏi khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cảnh báo sẽ tiến hành bất cứ biện pháp nào cần thiết để bảo vệ an ninh của nước này.

Hiện Lầu Năm Góc chưa đưa ra phản hồi gì trước cáo buộc mới nhất của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bill Urban trước đó cho biết Trung Quốc đã nêu quan ngại về chuyến bay của B-52 và Mỹ đang điều tra vụ việc.

Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng ủng hộ tự do hàng hải và phản đối hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc.

Hồi tháng 10, một tàu khu trục của hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo khác Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa. Hai máy bay B-52 cũng bay gần các đảo nhân tạo hồi tháng trước, nhưng không đi vào phạm vi 12 hải lý.

Tuy nhiên, hành trình của chiếc B-52 tuần trước không có chủ định như các cuộc tuần tra trên.

Anh Ngọc
#Trung-Quốc #Mỹ #Biển-Đông #đá-Châu-Viên

[Tin Trong Nước] Trung Quốc nói Mỹ khiêu khích chính trị ở Biển Đông

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game C609X0395H-2014-N71-copy1-JPG-9083-1448182629_m_460x0

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Ảnh: Xinhua

Theo Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm nay ngang nhiên nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur. Ông Lưu biện minh rằng các cơ sở là cần thiết để bảo vệ đảo nhân tạo.

Hồi đầu tháng này, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay gần một số đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, nhằm thể hiện quyết tâm của Washington trong việc thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Cuối tháng 10, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo.

Ông Lưu nói cuộc tuần tra của tàu Mỹ "vượt ra ngoài phạm vi tự do hàng hải. Đó là hành vi khiêu khích chính trị với mục đích là thử phản ứng của Trung Quốc". Ông Lưu còn nói rằng "tự do hàng hải và hàng không chưa bao giờ là vấn đề" tại Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Obama hôm qua kêu gọi các nước ngừng xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tại Biển Đông. Ông tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục thể hiện quyền tự do hàng hải ở vùng biển này.

Lãnh đạo 18 quốc gia trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và Đông Nam Á đang họp tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, được tổ chức tại Malaysia.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông. Bắc Kinh còn ngang nhiên cải tạo và xây đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.

Phương Vũ
#Trung-Quốc #Mỹ #khiêu-khích #chính-trị #Biển-Đông #đảo-nhân-tạo #tranh-chấp-chủ-quyền

[Tin Trong Nước] Ba nguy cơ quân sự hóa Trung Quốc có thể thực hiện ở Biển Đông

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game 1-9306-1447399050_m_460x0

Hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Ảnh: CSIS

Sau khi Mỹ thực hiện chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải (FON), cho tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp, Bắc Kinh đã tỏ ra rất giận dữ và đe dọa sẽ "dùng mọi biện pháp" để đáp trả.

Theo Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trong tương lai Trung Quốc có thể sẽ quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông theo ba hướng chủ yếu nhằm chống lại các chiến dịch FON mà hải quân Mỹ tuyên bố sẽ thực hiện ít nhất hai lần mỗi quý.

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ triển khai các phương tiện tình báo, giám sát, và trinh sát (ISR) tới các đảo nhân tạo mới được bồi đắp phi pháp ở khu vực Trường Sa của Việt Nam.

Glaser cho rằng việc triển khai ISR giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng nhận định tình huống trong khu vực, thu thập tin tức tình báo và các thông tin mục tiêu quan trọng khi cần. Việc bố trí trạm radar giám sát tầm xa trên đảo nhân tạo có thể giúp Trung Quốc phát hiện tàu và máy bay nước ngoài từ khoảng cách lên tới 320km.

Máy bay tuần tra Y-8X của hải quân Trung Quốc khi triển khai trên đường băng dài 3.000 m trên đá Chữ Thập sẽ có khả năng xác định vị trí và theo dõi các tàu và máy bay hoạt động trong bán kính lên tới 1.600 km. Các phương tiện ISR của Trung Quốc cũng có thể được sử dụng vào mục đích thu thập tin tức tình báo cũng như thu thập các thông tin mục tiêu quan trọng khác.

Thứ hai, Trung Quốc có thể triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) và các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, có thể đe dọa máy bay, tàu hải quân Mỹ và đồng minh trong khu vực cũng như các bên có tranh chấp chủ quyền khác.

Quân đội Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong 20 năm qua để tăng cường năng lực tên lửa của họ. Nước này đang biên chế với số lượng tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống hạm cho các lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Các tên lửa HQ-9 và S-300 PMU-1 có thể tiêu diệt máy bay ở khoảng cách 150-200 km, trong khi các tên lửa ASCM như YJ-62 và YJ-83 phóng từ mặt đất có thể khống chế phần lớn Biển Đông với tầm bắn 120 - 400 km tính từ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp.

Mối đe dọa từ các loại tên lửa này sẽ buộc các cường quốc khu vực như Nhật Bản và Australia phải cân nhắc kỹ về hoạt động của các tàu và máy bay trên Biển Đông, theo Glaser.

Thứ ba, Trung Quốc có thể sử dụng các đường băng và những cảng nước sâu để hỗ trợ cho các hoạt động của hải quân PLA và không quân (PLAAF) vươn ra ngoài Biển Đông.

Các đường băng và các cảng nước sâu trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn có thể đóng vai trò là các điểm tiếp tế và điều phối cho các tàu quân sự và chiến đấu cơ Trung Quốc, giúp chúng có tầm hoạt động xa hơn trên Biển Đông. Việc triển khai các máy bay có khả năng tiếp nhiên liệu trên không như tiêm kích J-11 giúp mở rộng phạm vi tuần tra của chiến đấu cơ Trung Quốc lên đáng kể, trong khi các máy bay ném bom chiến lược H-6K sẽ đặt các nước ở xa như Australia trong phạm vi không kích.

Về mặt logic, việc bố trí các vũ khí, khí tài hiện đại trên những hòn đảo bao quanh bởi nước mặn này sẽ gia tăng tỷ lệ hao mòn, hỏng hóc, gây tốn kém và gia tăng thách thức. Tuy nhiên, số vũ khí quân sự này cũng mang đến nhiều lợi ích rõ ràng mà Trung Quốc khó có thể phớt lờ, theo Diplomat.

Paul Giarra, chủ tịch Global Strategies & Transformation, công ty tư vấn quốc phòng và chiến lược của Mỹ, cho rằng việc quân sự hóa các đảo nhân tạo sẽ đem đến cho Trung Quốc các lợi thế cơ bản như củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông, tạo vị thế tác chiến trên biển, và mở rộng phạm vi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) mà Trung Quốc đang áp dụng.

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game 3-7625-1447399050_m_460x0

Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc hạ cánh trên một đường băng ở Biển Đông. Ảnh: 81.CN

Đối phó của Mỹ

Tham vọng tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông buộc Mỹ phải cân nhắc các cách tiếp cận chiến lược mới, chủ yếu là vận dụng chiến lược Bù đắp lần thứ Ba (Third Offset), tận dụng các ưu thế về công nghệ quốc phòng nhằm giảm thiểu rủi ro do các vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của PLA gây ra, theo ông Malcolm Davis, phó giáo sư Viện quan hệ quốc tế, Đại học Bond, Australia.

Ông Malcolm cho rằng để đối phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, Mỹ cần sự hỗ trợ của các các đồng minh và đối tác chủ chốt trong khu vực như Australia, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc nhằm khẳng định các nguyên tắc cơ bản như tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế.

Mỹ có thể tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực, đặc biệt là Australia, đưa các lực lượng không quân, lục quân, hải quân tiếp cận nhiều hơn các căn cứ quân sự ở quốc gia này để có thể ứng phó kịp thời hơn với diễn biến tình hình.

Chuyên gia Giarra gợi ý rằng Mỹ và đồng minh "nên mở rộng các vị trí tác chiến vòng ngoài, triển khai các hỏa lực cần thiết ở đây và kết hợp với các yếu tố tâm lý và hợp pháp của chiến tranh hiện đại vào một chiến dịch hợp nhất".

Theo Sean P. Quirk, chuyên gia hải quân tại Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc CSIS, Mỹ có thể ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông bằng con đường ngoại giao, trên các diễn đàn song phương và đa phương cũng như "tăng cường trao đổi quân sự Mỹ - Trung để nêu quan ngại về các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông".

Quirk cho rằng Washington cần chỉ rõ cho Bắc Kinh thấy họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả quốc tế, bao gồm sự lên án của Liên Hợp Quốc và có thể là các biện pháp trừng phạt, nếu họ có những động thái quân sự hóa các các vùng biển quốc tế.

Bù đắp lần thứ Ba là chiến lược Lầu Năm Góc tập trung đầu tư cho vũ khí hạt nhân, năng lực kiểm soát vũ trụ, các cảm biến hiện đại, chiến tranh mạng và phòng thủ tên lửa, các thiết bị lặn không người lái, vũ khí tốc độ cao, vũ khí laser và công nghệ súng điện từ trường, nhằm giải quyết các mối đe dọa khu vực dựa vào ưu thế về công nghệ robot tự động và các công nghệ chủ chốt khác.
Duy Sơn
#trung-quốc #đảo-nhân-tạo-phi-pháp #quân-sự-hóa #biển-đông #tên-lửa #tiêm-kích-j-11 #chiến-đấu-cơ #tuần-tra #tự-do-hàng-hải

[Tin Trong Nước] Tuần tra Biển Đông, Mỹ tiến sát điểm tới hạn với Trung Quốc

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game Lassen-us-6186-1445915896-8485-1445933484_m_460x0

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ. Ảnh: US Navy

Giới học giả nhận định trong quan hệ giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc đã xác lập vị thế luôn tồn tại một điểm tới hạn mà khi vượt quá, mọi chuyện sẽ không thể trở lại như ban đầu. Theo National Interest, Mỹ và Trung Quốc dường như đang nhanh chóng tiến sát tới ngưỡng này, đặc biệt là khi Mỹ vừa thực hiện chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Diễn biến mới nhất củng cố cho nhận định trên là việc Washington hôm nay điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen tiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi, nơi Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

Các cơ quan ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đến nay vẫn chưa làm được gì nhiều để giải quyết những vấn đề đang ảnh hưởng tới mối quan hệ hai nước. Trong khi đó, cả Bắc Kinh và Washington đều ngày càng phụ thuộc vào những chiến lược dựa trên sức mạnh quân sự và quyền lực cứng. Điều này đúng đối với những gì diễn ra ở Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, Ryan Pickrell, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Trung, nhận xét.

Đôi bên đều nhận thức được rằng để giữ vững sự ổn định ở Thái Bình Dương, họ cần tránh đối đầu bằng mọi giá. Nhưng cả Washington và Bắc Kinh lại không thể hiện thái độ sẵn sàng thỏa hiệp. Thay vào đó, họ vạch ra những ranh giới, ông Pickrell nói.

Giải pháp mà Trung Quốc đưa ra nhằm đảm bảo thế cân bằng chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung là xây dựng "quan hệ nước lớn kiểu mới" với tiêu chí hạn chế đối đầu, tôn trọng hệ thống chính trị, lợi ích quốc gia của nhau và hợp tác cùng có lợi.

Tuy nhiên, Washington cho rằng mô hình "quan hệ nước lớn kiểu mới" không đem lại lợi ích cho người Mỹ, Pickrell bình luận. Nếu chấp nhận mô hình đó, Mỹ sẽ tự tạo ấn tượng về một cường quốc đang thụt lùi và yếm thế trước sức mạnh Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, giới quan chức Mỹ cũng lo ngại mô hình "quan hệ nước lớn kiểu mới" chỉ là một chiêu bài Trung Quốc dùng để khiến Mỹ phải thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông, thu hẹp lợi ích của các đồng minh cũng như đối tác chiến lược của Washington trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ đó làm suy yếu và dần thay thế cấu trúc an ninh do Mỹ dẫn dắt.

Những lo ngại này có thể là cơ sở để Mỹ quyết định điều tàu USS Lassen tuần tra gần đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Bằng việc triển khai một khu trục hạm tên lửa dẫn đường thay vì những tàu chiến nhỏ tuần tra ở Biển Đông, Mỹ đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ", Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá. "Họ cũng tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra, vì thế mọi việc lúc này phụ thuộc vào cách Trung Quốc phản ứng".

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game 2-9159-1445938476_m_460x0

Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành

Thay đổi diện mạo khu vực

Sau chuyến tuần tra đầu tiên của USS Lassen, Trung Quốc chỉ phản ứng lại bằng các tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Cơ quan này hối thúc Mỹ "lập tức sửa chữa sai lầm" và "không có những hành động nguy hiểm hay khiêu khích" mà họ cho là đe dọa đến cái gọi là "chủ quyền và lợi ích an ninh" của Trung Quốc.

Theo cựu chuẩn đô đốc Yang Yi, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nước đi mới của Washington sẽ chỉ góp phần phá hoại mối quan hệ Mỹ - Trung, đồng thời là cái cớ để Bắc Kinh tăng tốc xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo.

"Nếu các hoạt động tuần tra này trở thành thông lệ thì xung đột quân sự trong khu vực là không thể tránh khỏi và Mỹ sẽ là bên khơi mào", ông Yang nói.

Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy, Sydney, cũng dự đoán Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông sau chuyến tuần tra của tàu USS Lassen. Hành động đó của Bắc Kinh sẽ khiến Mỹ càng phải duy trì những chiến dịch tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này.

Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ áp dụng những biện pháp liều lĩnh hơn để chống lại hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông trong tương lai của Washington. Hải quân Trung Quốc có thể sẽ tìm cách cản đường hoặc điều tàu bao vây chiến hạm Mỹ, gia tăng nguy cơ xảy ra đụng độ, và đây chính là "điểm tới hạn" làm thay đổi vĩnh viễn quan hệ Mỹ-Trung.

Ông Pickrell cho rằng chuyến tuần tra của USS Lassen là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc tranh giành quyền lực địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông, có ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo tương lai của khu vực.

Mâu thuẫn về lợi ích này cho thấy những bế tắc mà Washington và Bắc Kinh đang gặp phải trong quá trình tìm kiếm sự ổn định chiến lược cho khu vực. Dù cả hai quốc gia đều đưa ra cam kết cũng như nhiều lời hứa hẹn nhằm ngăn chặn xung đột xảy ra nhưng không nước nào thực sự đề xuất được một giải pháp khả thi cho tình thế hiện tại. Chính vì vậy, cạnh tranh vẫn tiếp diễn và thế đối đầu đang dần tiến đến ngưỡng bùng phát xung đột, ông này nhấn mạnh.

Kết cục của cuộc đua tranh là một trong hai bên sẽ phải chịu nhượng bộ hoặc buộc phải nhượng bộ trên Biển Đông. Dù kết quả cuối cùng của cuộc ganh đua này như thế nào đi chăng nữa, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ không bao giờ còn như cũ được, ông Pickrell nhận định.

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game 7-bai-da-9413-1430618013-14315-8584-4322-1445933485_m_460x0

7 đá Trung Quốc cải tạo trái phép ở Trường Sa. Đồ họa: The Diplomat. (Xem chi tiết)

Vũ Hoàng
#Mỹ #Trung-Quốc #tàu-tuần-tra #Biển-Đông #Subi #đá #đảo-nhân-tạo

[Tin Trong Nước] Trung Quốc tuyên bố không liều lĩnh dùng vũ lực ở Biển Đông

Topics tagged under biển-đông on Việt Hóa Game X-JPG-3657-1445054109_m_460x0

Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Pham Trường Long. Ảnh: CNS.

"Chúng tôi sẽ không bao giờ liều lĩnh sử dụng vũ lực, ngay cả trong vấn đề chủ quyền, và đã làm hết sức để tránh xung đột bất ngờ", Reuters dẫn lời Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC), phát biểu tại một điễn đàn an ninh cấp cao với sự tham dự của bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ông Phạm một lần nữa bao biện các đảo nhân tạo Trung Quốc xây "sẽ không ảnh hưởng đến tự do đi lại" trên Biển Đông. Hai hải đăng mới xây trên đá Gạc Ma và đá Châu Viên "đã bắt đầu cung cấp dịch vụ điều hướng cho tất cả các quốc gia".

Theo ông Phạm, Trung Quốc sẽ "tiếp tục giải quyết tranh chấp và khác biệt với các bên liên quan trực tiếp thông qua tham vấn, phối hợp hành động để duy trì an ninh và ổn định khu vực".

Quan hệ giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á căng thẳng sau khi Bắc Kinh có những hành động hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền phi lý tại Biển Đông. Trung Quốc tăng cường xây đảo nhân tạo trong vùng biển này, động thái bị các nước trong khu vực và Mỹ chỉ trích mạnh mẽ.

Mỹ cho biết luật pháp quốc tế không chấp nhận tuyên bố chủ quyền với khu vực quanh đảo nhân tạo xây trên thực thể là đá ngầm. Quân đội Mỹ sẽ giương buồm hoặc bay qua mọi khu vực luật pháp quốc tế cho phép.

Trung Quốc phủ nhận cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông, cảnh báo sẽ không cho phép điều mà họ cho là lãnh hải của họ ở vùng biển này bị xâm phạm dưới danh nghĩa tự do đi lại.

Như Tâm
#Trung-Quốc #ASEAN #Biển-Đông #vũ-lực

[Tin Trong Nước] Mỹ sắp điều chiến hạm tới Biển Đông thách thức Trung Quốc

Navy Times dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho biết động thái có thể diễn ra trong vài ngày tới, nhưng đang chờ chính quyền Tổng thống Barack Obama thông qua lần cuối.

Trong khi đó, Financial Times dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay hành các tàu nước này có thể vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp trong vòng hai tuần tới.

*Tiếp tục cập nhật

Trọng Giáp
#Mỹ #Trung-Quốc #Việt-Nam #Biển-Đông #đảo-nhân-tạo #Trường-Sa