Việt Hóa GameLog in

Cổng tin tức về thế giới game. Hoan nghênh các bạn ghé thăm.


[Tin Trong Nước] Iran tuyên bố có bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ buôn dầu với IS

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game Iran1-4749-1449314271_m_460x0

Ông Mohsen Rezaie, thư ký hội đồng tư vấn cho lãnh đạo tối cao Iran. Ảnh: a[i]awsat[/i]

"Nếu chính phủ thổ Nhĩ Kỳ không được thông tin về việc Daesh buôn dầu ở nước này, chúng tôi sẵn sàng đưa ra những thông tin sẵn có", hãng thông tấn IRNA dẫn lời ông Mohsen Rezaie, thư ký hội đồng tư vấn cho lãnh đạo tối cao Iran, nói hôm qua. Daesh là tên IS trong tiếng Arab.

Ông Rezaie tiết lộ rằng Iran có trong tay những hình ảnh và video cho thấy các xe tải dầu của IS đang đi vào Thổ Nhĩ Kỳ.

"Những thông tin quan trọng sẽ sớm được đưa ra trước công chúng về sự di chuyển của những kẻ bội giáo và Daesh", ông nói. Ông cũng kêu gọi tất cả những nước đang chiến đấu với IS tập trung vào việc triệt tiêu chủ nghĩa khủng bố.

Hồi đầu tuần, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố các bản đồ và hình ảnh vệ tinh để chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ là nhà tiêu thụ chính cho lượng dầu mỏ nhập lậu của IS từ Syria và Iraq. Moscow còn cáo buộc cá nhân tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và gia đình ông dính líu đến các thương vụ bất hợp pháp này.

Tuy nhiên, ông Erdogan bác bỏ mạnh mẽ cáo buộc trên và còn dọa tung bằng chứng Nga buôn dầu với IS.

Anh Ngọc
#Iran #Thổ-Nhĩ-Kỳ #buôn-dầu #IS #Tehran

[Tin Trong Nước] Át chủ bài Thổ Nhĩ Kỳ dùng để phản đòn Nga

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game N-75182-1-1-7613-1449045313_m_460x0

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (phải) gặp Tổng thống Nga tháng 12/2014. Ảnh: AA

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga hôm 24/11, Nga cho thấy không có dấu hiệu muốn dừng lại các hoạt động quân sự gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

Theo Business Insider, khi Nga liên tiếp có những động thái răn đe như triển khai hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và trang bị tên lửa không đối không cho Su-34, Thổ Nhĩ Kỳ có thể coi việc Nga tăng cường sức mạnh gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là mối đe dọa nghiêm trọng và dùng đến át chủ bài giá trị nhất của mình: các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Gồm eo biển Dardanelles, biển Marmara và eo biển Bosporus, đây là một loạt các tuyến đường thủy ở Thổ Nhĩ Kỳ nối Biển Đen với biển Aegean và Địa Trung Hải.

Thổ Nhĩ Kỳ có toàn quyền kiểm soát eo biển Dardanelles và Bosporus theo Công ước Montreux năm 1936. Ankara đóng vai trò là bên trông coi eo biển và sắp xếp các chuyến đi qua của tàu hải quân các nước Biển Đen.

Theo Công ước Montreux, Nga có quyền đi qua các eo biển này không hạn chế. Nhờ đó, họ chuyển hàng tiếp tế đến Syria từ căn cứ hải quân Novorossiysk tại Biển Đen đến các cảng của Nga ở Tartus và Latakia.

Trong lịch sử, tàu Nga được thoải mái đến Địa Trung Hải qua eo biển. Tuy nhiên, theo Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chặn tàu quân sự Nga một cách hợp pháp với hai điều kiện: nếu họ đang chiến tranh với Nga hoặc cảm thấy nước mình đang bị "đe dọa với nguy cơ xảy ra chiến tranh".

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game Unnamed-3764-1449045313_m_460x0

Tàu Nga từ căn cứ Novorossiysk tại Biển Đen phải đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ nếu muốn đến căn cứ Nga tại Syria ở Địa Trung Hải. Đồ họa: Google Maps

Aaron Stein, một chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét rằng, hiện vẫn chưa rõ liệu Ankara có đi xa đến mức đóng cửa eo biển với Nga hay không, ngay cả trong thời điểm rất căng thẳng này.

"Tôi nghĩ rằng kịch bản này sẽ làm dấy lên một tình thế kiểu Thế chiến II", Stein viết. "Tôi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ để mở eo biển theo các thỏa thuận và thực tiễn lịch sử", ông bình luận.

Tuy nhiên, khi Nga đang tăng cường hiện diện quân sự dọc theo biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, thì theo điều 21 của Montreux, Ankara có thể cắt đứt một trong các liên kết quan trọng nhất của Nga đến Syria, nếu họ cảm thấy bị đe dọa vì nguy cơ chiến tranh.

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã ra hiệu rằng nước này sẵn sàng tiến hành một số bước trả đũa bằng cách sử dụng eo biển. Leonid Bershidsky, một cây bút trên Bloomberg View, hôm qua viết rằng Thổ Nhĩ Kỳ ép "tàu chở hàng Nga chờ hàng giờ trước khi cho phép đi qua eo biển Bosporus".

Không chỉ có vậy, Thổ Nhĩ Kỳ còn cáo buộc Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào phiến quân và làng người Turk dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, phớt lờ yêu cầu dừng lại của Ankara. Về mặt lý thuyết, điều này đã có thể đủ cho Thổ Nhĩ Kỳ dùng đến điều 21.

Tổng thống Tayyip Erdogan rất quan tâm đến cuộc sống của người Turk ở Syria, nhóm người được người Thổ Nhĩ Kỳ coi như "bà con". Theo nhóm nghiên cứu an ninh Soufan, ông Erdogan quyết tâm xây dựng ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và cho rằng Nga đang nhắm mục tiêu vào người Turk ở Syria, từ đó gây ảnh hưởng đến mục tiêu này. "Có thể hiểu việc này khiến Tổng thống Erdogan và chính phủ của ông bực bội đến nhường nào", nhóm này viết.

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game N-91883-1-2104-1448926440-8274-1449045313_m_460x0

Tàu hải quân Nga hồi đầu tuần chạm trán tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ khi đi qua eo biển Dardanelles. Ảnh: AA

Đồng thời, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng giữ vai trò quan trọng đối với chiến dịch quân sự của Nga tại Syria.

"Việc triển khai tàu đổ bộ lớp Ropucha và Alligator cùng quân phụ trợ giữ vai trò rất quan trọng trong việc tiếp tế và duy trì quân đội Nga bên trong Syria", Cem Devrim Yaylali, một nhà phân tích hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, viết trên blog của mình cuối tuần qua.

"Nếu tàu Nga không thể đi qua các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ vì bất kỳ lý do nào, thì những binh sĩ Nga đóng tại Syria có thể lâm vào tình cảnh giống như quân đội của tướng Paulus", ông nói thêm.

Tướng Paulus là một chỉ huy của Đức quốc xã trong Thế chiến II, dẫn đầu quân phát xít Đức trong chiến dịch tấn công vào Stalingrad, Liên Xô năm 1942. Ông ta và quân đội của mình cuối cùng phải đầu hàng sau khi tiếp viện của Đức bị Liên Xô chặn đứng. Việc Đức bị đánh bại tại Stalingrad được cho là bước ngoặt trong cuộc chiến, mở đường cho chiến thắng của quân đồng minh năm 1945.

Yaylali ngụ ý rằng Nga và quân đội Nga hậu thuẫn ở Syria có thể phải chịu số phận tương tự nếu tàu hải quân Nga bị chặn, không đến được đông Địa Trung Hải và không thể tiếp viện cho quân đội của họ.

Boris Zilberman, một chuyên gia về Nga tại Tổ chức Quốc phòng Dân chủ, trung tâm nghiên cứu tại Washington, nhấn mạnh rằng việc tránh một cuộc đụng độ với quy mô lớn hơn với NATO đã khiến Nga chỉ có những động thái đáp trả hạn chế.

"Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ giờ như một mồi lửa. Sự suy thoái trong quan hệ là mất mát cho cả Moscow và Ankara", ông nói thêm.

Xem thêm: Những vũ khí uy lực nhất của Thổ Nhĩ Kỳ

Phương Vũ
#Thổ-Nhĩ-Kỳ #Putin #Nga #lợi-thế #eo-biển #tàu-ngầm #tàu-hải-quân #căn-cứ #tiếp-tế

[Tin Trong Nước] Người chụp ảnh cùng con trai tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thủ lĩnh IS

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game Son-8884-1448510596-3902-1448953001_m_460x0

Bức ảnh Bilal Erdogan, con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (ngoài cùng bên phải), chụp cùng anh em Kember khiến anh bị cáo buộc là có quan hệ làm ăn với IS. Ảnh: RT

Truyền thông Nga tuần trước đăng tải bức ảnh chụp Bilal, con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ngồi cùng một nhóm người ở nhà hàng.

Trong số này có một người được cho là thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) từng tuyên bố tham gia cuộc thảm sát người Kurd ở Syria. Danh tính kẻ trên cũng như thời gian, địa điểm của cuộc gặp không được tiết lộ rõ.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ AA, hai người đàn ông với bộ râu rậm rạp đang quàng vai bá cổ Bilal trong bức ảnh là hai anh em ruột Ismail và Ali Kember. Họ là chủ của nhà hàng Cigeristan ở quận Fatih, thủ đô Istanbul, từ năm 2006.

Hai anh em Kember cho biết Bilal chỉ là một trong nhiều thực khách cấp cao của Cigeristan, "nhà hàng nổi tiếng nhất về các món gan ở Istanbul", theo giới thiệu trên trang web của nó.

"Chúng tôi rất bực bội khi bị gán ghép với những nhóm người trên", Ali nói, nhắc đến IS. "Những kẻ khủng bố đó là những kẻ giết người máu lạnh. Không ai được đánh đồng chúng tôi, những người Hồi giáo, với loại người này".

Họ cho hay bức ảnh trên đã được họ chụp từ nhiều năm trước, nay bất ngờ bị truyền thông Nga đào xới lên cùng cáo buộc Bilal có quan hệ với các thành viên của IS. Bilal cũng phản bác thông tin trên và cho biết các chủ nhà hàng chỉ muốn chụp ảnh với một thực khách nổi tiếng như anh.

"Tin tức này được lan truyền để gây kích động", Ali nói. "Gia đình chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi sẽ có hành động pháp lý nếu cần thiết".

Anh em Kember cũng gửi lời mời Tổng thống Nga Putin đến nhà hàng để ông "có thể biết họ rõ hơn".

Xem thêm: Mối làm ăn đáng ngờ giữa IS và Thổ Nhĩ Kỳ

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game Kember-9976-1448953001_m_460x0

Anh em Kember tại nhà hàng của mình. Ảnh: AA

Cáo buộc liên quan đến mối quan hệ giữa Bilal và anh em nhà Kember được khơi ra trên báo chí trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang rơi vào căng thẳng. Ankara hôm 24/11 bắn rơi một chiến đấu cơ của Moscow vì "xâm phạm không phận", làm một phi công thiệt mạng.

Ông Putin mô tả hành động này là "một cú đâm sau lưng" của "những kẻ đồng lõa với khủng bố" và cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua bán dầu mỏ với IS.

Tổng thống Erdogan hôm qua bác bỏ mạnh mẽ cáo buộc "không thể chấp nhận được và phi luân lý" của Nga. Ông tuyên bố ông sẽ từ chức nếu Nga đưa ra được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ với nhóm khủng bố.

"Thổ Nhĩ Kỳ không mất danh dự đến nỗi phải đi mua dầu từ tổ chức khủng bố", ông Erdogan nói.

Anh Ngọc
#Ismail #Ali-Kember #nhà-hàng-Cigeristan #Istanbul #Thổ-Nhĩ-Kỳ #IS #Putin

[Tin Trong Nước] Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ước đã không bắn máy bay Nga

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game Www-usnews-com-5729-1448718890_m_460x0

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AP

"Chúng tôi thực sự đau buồn về sự cố này", AP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói. "Chúng tôi ước rằng mọi chuyện không diễn ra như vậy, nhưng thật không may nó đã xảy ra. Tôi hy vọng rằng những chuyện như thế sẽ không tái diễn".

Phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố Balikesir, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan cho rằng cả Ankara và Moscow đều không nên để căng thẳng leo thang và tránh thực hiện những hành vi có tính chất phá hoại dễ dẫn tới những "kết cục đau thương".

Ông tiếp tục kêu gọi một cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ở thủ đô Paris, Pháp, vào tuần tới. Ông Erdogan nhấn mạnh đó sẽ là cơ hội để hai nước giải quyết những bất đồng.

Đây là lần đầu tiên ông Erdogan bày tỏ sự hối tiếc của mình sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 điều máy bay F-16 bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 Nga tại khu vực gần biên giới Syria với lý do phi cơ Nga xâm phạm không phận. Tuy nhiên, Moscow lại nói máy bay của họ chỉ hoạt động trên lãnh thổ Syria.

Ông Erdogan hôm qua còn khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã làm đúng khi bắn rơi chiến đấu cơ Nga, đồng thời đưa ra lời cảnh báo Moscow "đừng đùa với lửa".

Trước đó, Tổng thống Nga Putin cũng tỏ ra khá tức giận trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, gói đó là "cú đâm sau lưng" và không khác gì "đồng lõa với khủng bố".

Điện Kremlin tiết lộ ông Putin từng hai lần từ chối trả lời điện thoại từ ông Erdogan và sẽ tiếp tục giữ thái độ này cho đến khi nhận được lời xin lỗi từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ Hoàng
#Thổ-Nhĩ-Kỳ #Erdogan #Putin #Su-24 #F-16 #máy-bay #Nga

[Tin Trong Nước] Tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ khi bắn rơi Su-24 Nga

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game 1-7154-1448419314_m_460x0

Hiện trường nơi chiếc Su-24 của Nga rơi. Ảnh: TASS

Việc Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua tuyên bố hai chiến đấu cơ F-16 tuần tra dọc biên giới của nước này đã bắn rơi máy bay Su-24 của Nga vì vi phạm không phận khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi hành động này là "đâm từ sau lưng do những kẻ đồng lõa với khủng bố thực hiện".

Lý giải nguyên nhân chiếc Su-24 của Nga bị bắn rơi, trong bài phân tích trên Vox, giáo sư Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học New York, chỉ ra ba khả năng.

Thứ nhất là do sai sót của phi công. Có thể hai phi công trên chiếc Su-24 khi hoạt động ở khu vực biên giới đã mắc lỗi về định hướng và bay lạc vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian ngắn. Khả năng này là khó xảy ra, vì Su-24 được trang bị các hệ thống dẫn đường hiện đại, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn loại trừ nó.

Thứ hai, việc Su-24 bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một hành động "phô trương sức mạnh" mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao của Nga trước một thành viên của NATO. Đây không phải là lần đầu tiên máy bay quân sự Nga áp sát hoặc tiến vào không phận các nước thuộc khối NATO, nhưng những lần trước đây, họ chỉ bị ngăn chặn chứ chưa bao giờ bị bắn rơi.

Thứ ba, có thể chiếc Su-24 của Nga tạm thời bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ để trở về căn cứ sau khi ném bom vị trí của phiến quân ở Syria. Khu vực chiếc máy bay này ném bom có một số nhóm phiến quân do Ankara hậu thuẫn, trong đó có nhóm Alwiya al-Ashar, phiến quân người Turk có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo giáo sư Galeotti, việc Nga không kích vào các mục tiêu phiến quân người Turkcó thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận, và có hành động đáp trả khi phi công Nga bay vào không phận nước này.

Ông cũng chỉ ra rằng việc máy bay ném bom Nga hoạt động ở ngay sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ phần nào thể hiện sự bất cẩn, liều lĩnh của phi công khi cho rằng hành động đó sẽ không phải hứng chịu hậu quả.

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game 2-1975-1448419315_m_460x0

Phiến quân Syria triển khai tên lửa TOW gần nơi Su-24 rơi. Ảnh: RT

Tìm kiếm lợi ích từ đồng minh

Theo chuyên gia Andrew Bowen, giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông, việc tỏ ra cứng rắn với Nga và đỉnh điểm là bắn hạ chiếc Su-24 có thể là một hành động có tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thắt chặt quan hệ và tìm kiếm lợi ích từ các đồng minh NATO.

Ngay sau vụ việc, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua yêu cầu các thành viên NATO ở Bỉ họp khẩn để kêu gọi hỗ trợ thêm cả quân sự lẫn chính trị, nhằm đảm bảo an ninh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được coi là cách để ngăn chặn Nga có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào với sự cố này. Tổng thống Erdogan cũng có thể tận dụng cơ hội này để hối thúc Mỹ mở rộng phạm vi triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Erdogan có lẽ hy vọng sau sự cố, các đối tác NATO sẽ hợp tác gần gũi hơn với Thổ Nhĩ Kỳ thay vì với Nga và Iran, nhất là sau khi Pháp có những động thái hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong cuộc chiến chống IS.

Tuy nhiên, ông Bowen chỉ ra rằng có vẻ như không phải thành viên NATO nào cũng đáp ứng kỳ vọng của Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ tận dụng cơ hội này để thay đổi chính sách với Nga trong quá trình tìm ra một giải pháp chính trị ở Syria. Mỹ đã rất nhanh chóng bác bỏ mọi sự liên quan đến sự cố này, đồng thời nhấn mạnh đây chỉ là "việc riêng giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ".

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game 3-5593-1448419315_m_460x0

Tổng thổng Thổ Nhĩ KỲ Raccep Tayyip Erdogan (trái) và Thủ tướng Ahmed Davutoglu. Ảnh: Sigmalive

Căng thẳng âm ỉ

Các chuyên gia phân tích cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga là hậu quả của mối quan hệ căng thẳng âm ỉ kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria, bởi đây không phải lần đầu tiên quan hệ Nga - Thổ hục hặc vì sự cố bắn rơi máy bay.

Ngày 22/4/2012, lực lượng phòng không Syria bắn rơi một chiếc máy bay trinh sát F4 của Thổ Nhĩ Kỳ. Việc này đã khiến quan hệ Ankara và Moscow trở nên căng thẳng bởi Nga là nước hỗ trợ huấn luyện và cung cấp tên lửa phòng không cho quân đội Syria.

Căng thẳng gia tăng sau khi Tổng thống Erdogan lên án hành động can thiệp quân sự của Nga vào Syria mùa hè vừa qua và liên tục cảnh báo Ankara sẽ xét lại mối quan hệ với Moscow. Sau thắng lợi của Đảng Công lý và phát triển (AKP), ông Erdogan càng tỏ ra cứng rắn hơn với vấn đề Syria, đặc biệt là về vai trò của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Gần đây, ông Erdogan đã vấp phải nhiều chỉ trích vì không có động thái bảo vệ phiến quân người Turk ở Iraq. Bởi vậy, với hành động bắn hạ máy bay Nga, ông muốn chứng tỏ rằng mình sẵn sàng có hành động cần thiết để hỗ trợ và bảo vệ họ ở Syria, theo chuyên gia Bowen.

Theo các chuyên gia phân tích, một cuộc chiến trên không quy mô lớn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó xảy ra. Tuy nhiên, nếu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không tăng cường đối thoại trực tiếp theo hướng hạ nhiệt căng thẳng và tôn trọng các lợi ích quốc gia của nhau, thì những sự cố như thế này chắc chắn sẽ xảy ra nhiều hơn và có thể leo thang xung đột thậm chí còn xa hơn, ông Bowen cảnh báo.

Duy Sơn
#su-24 #thổ-nhĩ-kỳ #thổ-nhĩ-kỳ-bắn-rơi-máy-bay-nga #f-16-bắn-rơi-su-24 #nga #không-kích #is

[Tin Trong Nước] Ngoại trưởng Nga: 'Thổ Nhĩ Kỳ đã khiêu khích đầy toan tính'

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game Lavrov-3538-1448456559_m_460x0

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik

"Chúng tôi sẽ không gây ra chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ", Sputnik dẫn lời ông Lavrov trả lời một câu hỏi phóng viên trong cuộc họp báo hôm nay. Theo ngoại trưởng Nga, thái độ đối với người Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi. "Chúng tôi chỉ có nghi vấn với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ".

Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông đã đặt dấu hỏi vì sao Thổ Nhĩ Kỳ đã không sử dụng liên lạc khẩn với Nga, đề cập đến đường dây nóng do Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Nga và Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập.

"Đường dây được thiết lập trong giai đoạn bắt đầu chiến dịch của không quân Nga ở Syria, và nó đã không được sử dụng cả ngày hôm qua lẫn trước đó. Điều này làm dấy lên những câu hỏi lớn", ông Lavrov nói.

"Chúng tôi đặt nhiều nghi ngờ rằng đó là một vụ tai nạn nhưng hình ảnh được chuẩn bị sẵn về vụ bắn máy bay lại gợi ý điều ngược lại", ngoại trưởng Nga nói. "Nó trông hoàn toàn giống với một sự khiêu khích được tính toán trước".

Ngoại trưởng Lavrov cho hay Moscow sẽ cân nhắc lại quan hệ với Ankara sau vụ bắn rơi máy bay ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, nhưng ông không nói rõ các biện pháp cụ thể Nga sẽ thực hiện.

Theo hãng thông tấn Sputnik, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm nay điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và gửi lời chia buồn chân thành vì sự mất mát binh sĩ. Ông nói nước này không biết đó là máy bay Nga.

Cavusoglu nhất trí gặp mặt ông Lavrov trong những ngày tới, Reuters dẫn lời Tanju Bilgic, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói. "Trong cuộc thảo luận, họ đạt thoả thuận chia sẻ chi tiết về vấn đề thông qua các kênh ngoại giao và quân sự", ông này cho hay. Tuy nhiên, theo Interfax, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong cuộc điện đàm, ông Lavrov chưa đồng ý bất cứ lời đề nghị gặp mặt nào. Trước đó, ông huỷ chuyến thăm đã lên kế hoạch từ trước tới Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay.

Các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua bắn rơi máy bay ném bom tấn công Su-24M. Một trong hai phi công thiệt mạng do bị các đơn vị nổi dậy trên mặt đất bắn sau khi thoát khỏi máy bay. Phi công còn lại đã được giải cứu và đưa về căn cứ Hmeymim ở Syria sáng nay.

Trọng Giáp
#Nga #Syria #Thổ-Nhĩ-Kỳ

[Tin Trong Nước] Nga tính điều tên lửa S-400 tới Syria, trả đũa kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game 3l-image-8553-1429859193-6618-1448449261_m_460x0

Hệ thống phòng không S-400 Triumf trong một triển lãm ở Nga. Ảnh: Army-technology

Theo Reuters, điện Kremlin thông báo Moscow sẽ gửi hệ thống phòng không S-400 tới căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia, Syria. Hệ thống vũ khí tiên tiến này có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.

"Tôi hy vọng rằng, cùng với những biện pháp khác mà chúng tôi đang áp dụng, sẽ đủ để đảm bảo (an toàn) cho các chuyến bay nước mình", Tổng thống Putin tuyên bố.

Thông báo này có thể xem như lời cảnh báo rõ ràng tới Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga hôm qua, khiến một phi công thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng máy bay Nga xâm phạm không phận, còn Nga tuyên bố, chiến đấu cơ đang bay trong không phận Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và phát ngôn viên điện Kremlin sau đó còn tiết lộ, có thể những hệ thống phòng thủ hiện đại hơn cả S-400 sẽ được điều tới Syria.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết Ankara có thể sẽ phải chịu những biện pháp trừng phạt về kinh tế và thương mại. Kremlin có thể hủy bỏ những dự án liên doanh quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ, và những doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang hoạt động trong mọi lĩnh vực từ xây dựng cho tới bán lẻ, có thể bị cấm kinh doanh ở thị trường Nga. Theo RT, Nga cũng đã khuyến cáo công dân không đi du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do đe dọa khủng bố, khiến nhiều nhà khai thác tour du lịch rút khỏi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Hồng Hạnh
#Nga #điều #hệ-thống-phòng-thủ-S-400 #Syria #trả-đũa #Thổ-Nhĩ-Kỳ

[Tin Trong Nước] Nga tính điều thêm vũ khí tới Syria, trả đũa kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game 3l-image-8553-1429859193-6618-1448449261_m_460x0

Hệ thống phòng không S-400 Triumf trong một triển lãm ở Nga. Ảnh: Army-technology

Theo Reuters, điện Kremlin thông báo Moscow sẽ gửi hệ thống phòng không S-400 tới căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia, Syria. Hệ thống vũ khí tiên tiến này có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.

"Tôi hy vọng rằng, cùng với những biện pháp khác mà chúng tôi đang áp dụng, sẽ đủ để đảm bảo (an toàn) cho các chuyến bay nước mình", Tổng thống Putin tuyên bố.

Thông báo này có thể xem như lời cảnh báo rõ ràng tới Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga hôm qua, khiến một phi công thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng máy bay Nga xâm phạm không phận, còn Nga tuyên bố, chiến đấu cơ đang bay trong không phận Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và phát ngôn viên điện Kremlin sau đó còn tiết lộ, có thể những hệ thống phòng thủ hiện đại hơn cả S-400 sẽ được điều tới Syria.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết Ankara có thể sẽ phải chịu những biện pháp trừng phạt về kinh tế và thương mại. Kremlin có thể hủy bỏ những dự án liên doanh quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ, và những doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang hoạt động trong mọi lĩnh vực từ xây dựng cho tới bán lẻ, có thể bị cấm kinh doanh ở thị trường Nga. Theo RT, Nga cũng đã khuyến cáo công dân không đi du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do đe dọa khủng bố, khiến nhiều nhà khai thác tour du lịch rút khỏi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Hồng Hạnh
#Nga #điều #hệ-thống-phòng-thủ-S-400 #Syria #trả-đũa #Thổ-Nhĩ-Kỳ

[Tin Trong Nước] Putin: Bắn chiến đấu cơ Nga là 'cú đâm sau lưng'

Topics tagged under thổ-nhĩ-kỳ on Việt Hóa Game 1-7567-1448362951-7777-1448371854_m_460x0

Su-24 Nga bị bắn cháy trên khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Anadolu Agency

Trong cuộc gặp mặt với vua Abdullah II của Jordan, bàn về vụ việc vừa xảy ra với chiếc chiến đấu cơ Su-24 Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các phi công của nước này không phải một mối đe dọa đối với Thổ Nhĩ Kỳ. "Đó là một sự thật hiển nhiên", Sputnik News dẫn lời ông Putin nói.

Ông chủ Điện Kremlin cho rằng sự cố xảy ra với chiến đấu cơ Su-24 của Nga ở Syria vượt ra ngoài phạm vi của cuộc chiến chống khủng bố thông thường. Ông nhấn mạnh việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ không khác gì "đồng lõa với khủng bố", đồng thời khẳng định vụ việc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa Moscow và Ankara.

"Máy bay của chúng tôi bay cách biên giới 1km, bên trong không phận Syria", ông Putin nói.

Vua Abdullah II sau đó gửi lời chia buồn tới Tổng thống Putin, đồng thời đề cao sự cần thiết của việc thành lập một lực lượng chung chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS).

Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay tuyên bố hai chiến đấu cơ F-16 tuần tra dọc biên giới của nước này đã bắn rơi máy bay Su-24 của Nga vì vi phạm không phận. Hành động này được thực hiện sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát đi tín hiệu cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút. Trong khi đó, Nga lại nói chiến đấu cơ của họ không đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ Hoàng
#Putin #Nga #chiến-đấu-cơ #Su-24 #Thổ-Nhĩ-Kỳ

[Tin Trong Nước] F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga

Các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo máy bay về việc xâm phạm không phận trước khi bắn rơi nó, Reuters dẫn lời một quan chức quân sự nước này cho biết. Theo nguồn tin từ văn phòng tổng thống Syria, máy bay bị bắn rơi là chiếc Su-24 do Nga sản xuất.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận máy bay bị bắn rơi là Su-24. "Chiếc Su-24 của hạm đội máy bay Nga vừa rơi xuống Cộng hòa Arab Syria do bị bắn từ mặt đất", hãng Sputnik dẫn lời Bộ tuyên bố. Máy bay Su-24 lúc đó ở trong không phận Syria tại độ cao 6.000 m, Nga cho hay. Các phi công đã kịp nhảy dù ra ngoài trước khi máy bay rơi.

Hình ảnh trên đài truyền hình tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ Haberturk TV cho thấy máy bay rơi xuống một khu rừng, bốc cháy tạo thành một vệt khói dài phía sau. Theo đài này, máy bay rơi ở khu vực được gọi là "Núi của người Turk" ở phía bắc Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, hình ảnh của hãng thông tấn Anadolu dường như cho thấy hai phi công nhảy dù ra khỏi máy bay rơi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu vừa thảo luận với tham mưu trưởng quân đội về diễn biến ở biên giới với Syria, văn phòng thủ tướng hôm nay ra thông cáo nhưng không đề cập đến máy bay bị bắn rơi. Ông chỉ thị cho Bộ Ngoại giao tham vấn với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên Hợp Quốc và các nước liên quan về những diễn biến mới nhất, văn phòng cho hay.

*Tiếp tục cập nhật

Trọng Giáp
#Thổ-Nhĩ-Kỳ #Syria #F-16