Việt Hóa GameLog in

Cổng tin tức về thế giới game. Hoan nghênh các bạn ghé thăm.


[Tin Trong Nước] Át chủ bài Thổ Nhĩ Kỳ dùng để phản đòn Nga

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game N-75182-1-1-7613-1449045313_m_460x0

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (phải) gặp Tổng thống Nga tháng 12/2014. Ảnh: AA

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga hôm 24/11, Nga cho thấy không có dấu hiệu muốn dừng lại các hoạt động quân sự gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

Theo Business Insider, khi Nga liên tiếp có những động thái răn đe như triển khai hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và trang bị tên lửa không đối không cho Su-34, Thổ Nhĩ Kỳ có thể coi việc Nga tăng cường sức mạnh gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là mối đe dọa nghiêm trọng và dùng đến át chủ bài giá trị nhất của mình: các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Gồm eo biển Dardanelles, biển Marmara và eo biển Bosporus, đây là một loạt các tuyến đường thủy ở Thổ Nhĩ Kỳ nối Biển Đen với biển Aegean và Địa Trung Hải.

Thổ Nhĩ Kỳ có toàn quyền kiểm soát eo biển Dardanelles và Bosporus theo Công ước Montreux năm 1936. Ankara đóng vai trò là bên trông coi eo biển và sắp xếp các chuyến đi qua của tàu hải quân các nước Biển Đen.

Theo Công ước Montreux, Nga có quyền đi qua các eo biển này không hạn chế. Nhờ đó, họ chuyển hàng tiếp tế đến Syria từ căn cứ hải quân Novorossiysk tại Biển Đen đến các cảng của Nga ở Tartus và Latakia.

Trong lịch sử, tàu Nga được thoải mái đến Địa Trung Hải qua eo biển. Tuy nhiên, theo Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chặn tàu quân sự Nga một cách hợp pháp với hai điều kiện: nếu họ đang chiến tranh với Nga hoặc cảm thấy nước mình đang bị "đe dọa với nguy cơ xảy ra chiến tranh".

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game Unnamed-3764-1449045313_m_460x0

Tàu Nga từ căn cứ Novorossiysk tại Biển Đen phải đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ nếu muốn đến căn cứ Nga tại Syria ở Địa Trung Hải. Đồ họa: Google Maps

Aaron Stein, một chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét rằng, hiện vẫn chưa rõ liệu Ankara có đi xa đến mức đóng cửa eo biển với Nga hay không, ngay cả trong thời điểm rất căng thẳng này.

"Tôi nghĩ rằng kịch bản này sẽ làm dấy lên một tình thế kiểu Thế chiến II", Stein viết. "Tôi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ để mở eo biển theo các thỏa thuận và thực tiễn lịch sử", ông bình luận.

Tuy nhiên, khi Nga đang tăng cường hiện diện quân sự dọc theo biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, thì theo điều 21 của Montreux, Ankara có thể cắt đứt một trong các liên kết quan trọng nhất của Nga đến Syria, nếu họ cảm thấy bị đe dọa vì nguy cơ chiến tranh.

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã ra hiệu rằng nước này sẵn sàng tiến hành một số bước trả đũa bằng cách sử dụng eo biển. Leonid Bershidsky, một cây bút trên Bloomberg View, hôm qua viết rằng Thổ Nhĩ Kỳ ép "tàu chở hàng Nga chờ hàng giờ trước khi cho phép đi qua eo biển Bosporus".

Không chỉ có vậy, Thổ Nhĩ Kỳ còn cáo buộc Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào phiến quân và làng người Turk dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, phớt lờ yêu cầu dừng lại của Ankara. Về mặt lý thuyết, điều này đã có thể đủ cho Thổ Nhĩ Kỳ dùng đến điều 21.

Tổng thống Tayyip Erdogan rất quan tâm đến cuộc sống của người Turk ở Syria, nhóm người được người Thổ Nhĩ Kỳ coi như "bà con". Theo nhóm nghiên cứu an ninh Soufan, ông Erdogan quyết tâm xây dựng ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và cho rằng Nga đang nhắm mục tiêu vào người Turk ở Syria, từ đó gây ảnh hưởng đến mục tiêu này. "Có thể hiểu việc này khiến Tổng thống Erdogan và chính phủ của ông bực bội đến nhường nào", nhóm này viết.

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game N-91883-1-2104-1448926440-8274-1449045313_m_460x0

Tàu hải quân Nga hồi đầu tuần chạm trán tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ khi đi qua eo biển Dardanelles. Ảnh: AA

Đồng thời, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng giữ vai trò quan trọng đối với chiến dịch quân sự của Nga tại Syria.

"Việc triển khai tàu đổ bộ lớp Ropucha và Alligator cùng quân phụ trợ giữ vai trò rất quan trọng trong việc tiếp tế và duy trì quân đội Nga bên trong Syria", Cem Devrim Yaylali, một nhà phân tích hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, viết trên blog của mình cuối tuần qua.

"Nếu tàu Nga không thể đi qua các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ vì bất kỳ lý do nào, thì những binh sĩ Nga đóng tại Syria có thể lâm vào tình cảnh giống như quân đội của tướng Paulus", ông nói thêm.

Tướng Paulus là một chỉ huy của Đức quốc xã trong Thế chiến II, dẫn đầu quân phát xít Đức trong chiến dịch tấn công vào Stalingrad, Liên Xô năm 1942. Ông ta và quân đội của mình cuối cùng phải đầu hàng sau khi tiếp viện của Đức bị Liên Xô chặn đứng. Việc Đức bị đánh bại tại Stalingrad được cho là bước ngoặt trong cuộc chiến, mở đường cho chiến thắng của quân đồng minh năm 1945.

Yaylali ngụ ý rằng Nga và quân đội Nga hậu thuẫn ở Syria có thể phải chịu số phận tương tự nếu tàu hải quân Nga bị chặn, không đến được đông Địa Trung Hải và không thể tiếp viện cho quân đội của họ.

Boris Zilberman, một chuyên gia về Nga tại Tổ chức Quốc phòng Dân chủ, trung tâm nghiên cứu tại Washington, nhấn mạnh rằng việc tránh một cuộc đụng độ với quy mô lớn hơn với NATO đã khiến Nga chỉ có những động thái đáp trả hạn chế.

"Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ giờ như một mồi lửa. Sự suy thoái trong quan hệ là mất mát cho cả Moscow và Ankara", ông nói thêm.

Xem thêm: Những vũ khí uy lực nhất của Thổ Nhĩ Kỳ

Phương Vũ
#Thổ-Nhĩ-Kỳ #Putin #Nga #lợi-thế #eo-biển #tàu-ngầm #tàu-hải-quân #căn-cứ #tiếp-tế

[Tin Trong Nước] Syria thành đấu trường thử nghiệm vũ khí không chiến Nga

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game 1-4069-1448962722_m_460x0

Tiêm kích Su-30SM của Nga. Ảnh: Aviationist

Nga đang cân nhắc triển khai hơn 12 chiếc tiêm kích Su-30SM và biến thể nâng cấp Su-27SM3 Flanker tới căn cứ không quân của họ ở Latakia, Syria để hộ tống các máy bay thực hiện nhiệm vụ không kích diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) sau vụ Su-24 của nước này bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, theo Kommersant.

Đây là động thái mới nhằm tăng cường khả năng tự vệ của Nga, sau khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không tối tân S-400 và tuần dương hạm tên lửa Moskva tới khu vực này cuối tuần trước.

Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar của National Interest, đây là động thái được dự đoán trước bởi Nga đã tuyên bố máy bay tiêm kích của họ sẽ hộ tống tất cả các cường kích thực hiện nhiệm vụ trong tương lai ở Syria.

"Tất cả các hoạt động tấn công đường không sẽ được tiến hành chỉ khi nào có sự bảo vệ của chiến đấu cơ", trung tướng Seigei Rudskoy, một chỉ huy cao cấp trong Bộ Tổng tham mưu của Nga cho biết hôm 25/11.

Tuy nhiên Nga hiện không có đủ tiêm kích ở Syria để đảm bảo hộ tống máy bay ném bom, bởi vậy việc triển khai thêm các máy bay chuyên về không chiến là điều dễ hiểu.

Nga cũng vừa tuyên bố trang bị tên lửa không đối không dẫn đường chính xác cho các máy bay tiêm kích Su-34 của mình hoạt động ở Syria, theo Sputnik. Đại tá Igor Klimov, phát ngôn viên không quân Nga cho hay các tên lửa này "có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 60 km".

Thử thách thực chiến

Việc Nga triển khai các tiêm kích tiên tiến và các hệ thống phòng không không chỉ giúp bảo vệ máy bay ném bom của họ trước bất cứ mối đe dọa nào, mà còn là cơ hội để quân đội Nga thử nghiệm các vũ khí mới trong môi trường tác chiến thực tế, theo giới phân tích.

Căn cứ vào tuyên bố của đại tá Klimov, ông Majumdar cho rằng tiêm kích bom Su-34 Nga nhiều khả năng mang theo tên lửa không đối không mới Vympel R-73 và các tên lửa sử dụng radar dẫn đường bán chủ động Vympel R-27R1 hoặc R-27ER1.

Chuyên gia này cho biết vì những lý do chưa rõ ràng, các máy bay chiến đấu của Nga, kể cả tiêm kích tối tân Su-30SM, đều đang sử dụng tên lửa tương đối lạc hậu R-27 thay vì R-73 hoặc R-77, phiên bản tên lửa dẫn đường radar chủ động hiệu quả hơn rất nhiều.

Ông Majumdar giải thích rằng có lẽ không quân Nga chỉ tập trung vào mua máy bay tiên tiến mà không để ý tới việc sắm các loại vũ khí phù hợp để trang bị cho các chúng, một hiện tượng khá phổ biến trong các lực lượng không quân trên thế giới. Cuộc chiến ở Syria chính là cơ hội quý báu để Nga thử nghiệm trong môi trường thực tế các loại vũ khí không chiến mới của họ.

Theo nguồn tin tờ Kommersant có được từ Bộ Tổng tham mưu Nga, Moscow ban đầu đã dự kiến triển khai các hệ thống phòng không cũ hơn như S-300PS tới Syria, tuy nhiên sự cố Su-24 bị bắn rơi hôm 24/11 đã mở ra cơ hội triển khai S-400 để "thử nghiệm trong các điều kiện thực tế".

Tương tự, đây là lần đầu tiên tiêm kích Su-27SM3 được triển khai tác chiến sau nhiều lần nâng cấp. Không như các biến thể tối tân Su-27 Flanker khác, phiên bản Su-27SM3 này là bản nâng cấp từ nguyên mẫu ban đầu vốn đã từng phục vụ trong các lực lượng không quân Xô Viết và Nga nhằm đạt các tiêu chuẩn hiện nay.

Dòng Su-27SM được tích hợp bộ khung máy bay chắc chắn, buồng lái bằng kính được nâng cấp, các hệ thống tác chiến điện tử mới và mang theo nhiều loại vũ khí mới. Su-27SM3 cũng được nâng cấp các hệ thống kết nối dữ liệu và một loại radar mới, có thể là phiên bản quét điện tử của radar N001VEP.

Với các nâng cấp này, Su-27SM3 được đánh giá là loại tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4+ có khả năng không chiến hiệu quả gấp đôi phiên bản trước đó là Su-27S, trong khi hiệu quả tấn công các mục tiêu mặt đất cao hơn gấp ba lần.

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game 2-6316-1448962723_m_460x0

Su-27SM đang đứng trước cơ hội được tham gia thực chiến đầu tiên sau nhiều lần nâng cấp. Ảnh: EnglishRussia

Duy Sơn
#su-24 #f-16 #thổ-nhĩ-kỳ-bắn-rơi-máy-bay-nga #putin #không-kích #tên-lửa

[Tin Trong Nước] Người chụp ảnh cùng con trai tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thủ lĩnh IS

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game Son-8884-1448510596-3902-1448953001_m_460x0

Bức ảnh Bilal Erdogan, con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (ngoài cùng bên phải), chụp cùng anh em Kember khiến anh bị cáo buộc là có quan hệ làm ăn với IS. Ảnh: RT

Truyền thông Nga tuần trước đăng tải bức ảnh chụp Bilal, con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ngồi cùng một nhóm người ở nhà hàng.

Trong số này có một người được cho là thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) từng tuyên bố tham gia cuộc thảm sát người Kurd ở Syria. Danh tính kẻ trên cũng như thời gian, địa điểm của cuộc gặp không được tiết lộ rõ.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ AA, hai người đàn ông với bộ râu rậm rạp đang quàng vai bá cổ Bilal trong bức ảnh là hai anh em ruột Ismail và Ali Kember. Họ là chủ của nhà hàng Cigeristan ở quận Fatih, thủ đô Istanbul, từ năm 2006.

Hai anh em Kember cho biết Bilal chỉ là một trong nhiều thực khách cấp cao của Cigeristan, "nhà hàng nổi tiếng nhất về các món gan ở Istanbul", theo giới thiệu trên trang web của nó.

"Chúng tôi rất bực bội khi bị gán ghép với những nhóm người trên", Ali nói, nhắc đến IS. "Những kẻ khủng bố đó là những kẻ giết người máu lạnh. Không ai được đánh đồng chúng tôi, những người Hồi giáo, với loại người này".

Họ cho hay bức ảnh trên đã được họ chụp từ nhiều năm trước, nay bất ngờ bị truyền thông Nga đào xới lên cùng cáo buộc Bilal có quan hệ với các thành viên của IS. Bilal cũng phản bác thông tin trên và cho biết các chủ nhà hàng chỉ muốn chụp ảnh với một thực khách nổi tiếng như anh.

"Tin tức này được lan truyền để gây kích động", Ali nói. "Gia đình chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi sẽ có hành động pháp lý nếu cần thiết".

Anh em Kember cũng gửi lời mời Tổng thống Nga Putin đến nhà hàng để ông "có thể biết họ rõ hơn".

Xem thêm: Mối làm ăn đáng ngờ giữa IS và Thổ Nhĩ Kỳ

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game Kember-9976-1448953001_m_460x0

Anh em Kember tại nhà hàng của mình. Ảnh: AA

Cáo buộc liên quan đến mối quan hệ giữa Bilal và anh em nhà Kember được khơi ra trên báo chí trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang rơi vào căng thẳng. Ankara hôm 24/11 bắn rơi một chiến đấu cơ của Moscow vì "xâm phạm không phận", làm một phi công thiệt mạng.

Ông Putin mô tả hành động này là "một cú đâm sau lưng" của "những kẻ đồng lõa với khủng bố" và cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua bán dầu mỏ với IS.

Tổng thống Erdogan hôm qua bác bỏ mạnh mẽ cáo buộc "không thể chấp nhận được và phi luân lý" của Nga. Ông tuyên bố ông sẽ từ chức nếu Nga đưa ra được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ với nhóm khủng bố.

"Thổ Nhĩ Kỳ không mất danh dự đến nỗi phải đi mua dầu từ tổ chức khủng bố", ông Erdogan nói.

Anh Ngọc
#Ismail #Ali-Kember #nhà-hàng-Cigeristan #Istanbul #Thổ-Nhĩ-Kỳ #IS #Putin

[Tin Trong Nước] Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ước đã không bắn máy bay Nga

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game Www-usnews-com-5729-1448718890_m_460x0

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AP

"Chúng tôi thực sự đau buồn về sự cố này", AP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói. "Chúng tôi ước rằng mọi chuyện không diễn ra như vậy, nhưng thật không may nó đã xảy ra. Tôi hy vọng rằng những chuyện như thế sẽ không tái diễn".

Phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố Balikesir, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan cho rằng cả Ankara và Moscow đều không nên để căng thẳng leo thang và tránh thực hiện những hành vi có tính chất phá hoại dễ dẫn tới những "kết cục đau thương".

Ông tiếp tục kêu gọi một cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ở thủ đô Paris, Pháp, vào tuần tới. Ông Erdogan nhấn mạnh đó sẽ là cơ hội để hai nước giải quyết những bất đồng.

Đây là lần đầu tiên ông Erdogan bày tỏ sự hối tiếc của mình sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 điều máy bay F-16 bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 Nga tại khu vực gần biên giới Syria với lý do phi cơ Nga xâm phạm không phận. Tuy nhiên, Moscow lại nói máy bay của họ chỉ hoạt động trên lãnh thổ Syria.

Ông Erdogan hôm qua còn khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã làm đúng khi bắn rơi chiến đấu cơ Nga, đồng thời đưa ra lời cảnh báo Moscow "đừng đùa với lửa".

Trước đó, Tổng thống Nga Putin cũng tỏ ra khá tức giận trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, gói đó là "cú đâm sau lưng" và không khác gì "đồng lõa với khủng bố".

Điện Kremlin tiết lộ ông Putin từng hai lần từ chối trả lời điện thoại từ ông Erdogan và sẽ tiếp tục giữ thái độ này cho đến khi nhận được lời xin lỗi từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ Hoàng
#Thổ-Nhĩ-Kỳ #Erdogan #Putin #Su-24 #F-16 #máy-bay #Nga

[Tin Trong Nước] Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ viết báo xoa dịu căng thẳng với Nga

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game 6-4021-1448687096_m_460x0

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, các quốc gia cần đoàn kết để chống lại IS. Ảnh: Sozcu

Theo CNN, căng thẳng giữa Moscow và Ankara tăng cao, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga hôm 24/11 vì cho rằng máy bay Nga xâm phạm không phận. Nga phủ nhận, gọi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là phản bội.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, được cho là người thể hiện gương mặt thân thiện của chính phủ, đã viết một bài bình luận mang tính hòa hoãn trên Times of London.

Thủ tướng Davutoglu cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga "không nhằm, và không phải là hành động chống lại một quốc gia cụ thể".

"Trong khi chúng tôi vẫn giữ nguyên các biện pháp bảo vệ lãnh thổ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với Nga và các đồng minh (NATO) để làm dịu căng thẳng", ông Davutoglu viết.

Theo ông, nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tiếp tục đẩy mâu thuẫn leo thang, kẻ chiến thắng sẽ là tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), hay còn gọi là Daesh.

"Đây là lúc phải đứng vững để chống lại Daesh", ông Davutoglu viết. "Hành động tập thể sẽ khai thác được thế mạnh từng nước của Mỹ, EU, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cùng những lực lượng khác, và chắc chắn sẽ đảo ngược tình thế".

Đây là động thái mới của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Tổng thống Erdogan tuyên bố "sẽ không xin lỗi Nga", nhưng cũng không muốn làm tổn hại mối quan hệ song phương và muốn gặp riêng Tổng thống Putin bên lề Hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris tuần tới.

Tuy nhiên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ông Putin từ chối. Theo ông Peskov, ông Erdogan đã tìm cách liên lạc với Putin vào ngày máy bay bị bắn rơi, nhưng "có lẽ phải 7-8 tiếng sau, không sớm hơn". Moscow cho rằng, hành động chậm trễ này là "thiếu thiện chí".

"Chúng tôi thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã thiếu thiện chí đối với việc đơn giản là nói lời xin lỗi vì để xảy ra vụ bắn rơi máy bay", ông Yuri Ushakov, trợ lý của ông Putin hôm nay cho biết.

Hồng Hạnh
#Thủ-tướng-Thổ-Nhĩ-Kỳ #xoa-dịu #căng-thẳng #Nga #Putin #Erdogan #hội-nghị-biến-đổi-khí-hậu #Paris #xin-lỗi

[Tin Trong Nước] Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị gặp Putin ở Paris

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game Erdogan-2182-1448618631_m_460x0

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Front page mag

"Tôi đã đề nghị gặp gỡ người đứng đầu nhà nước Nga ở Paris vào 30/11, nhưng chưa nhận được câu trả lời", ông Erdogan nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình France 24 hôm qua.

Trước thông tin này, theo Sputnik, phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết, trong lịch trình làm việc dự định, không sắp xếp cuộc gặp riêng nào giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Peskov nhấn mạnh, chuyến thăm nước Nga vào ngày 15/12 tới của ông Ergodan không chính thức bị hủy bỏ, nhưng "có rất nhiều vấn đề" phát sinh trong những diễn biến gần đây.

Lyubov Glebova, người đứng đầu Cơ quan Hợp tác quốc tế Liên bang Nga, cho biết Diễn đàn Công thường niên giữa Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hủy bỏ.

Quan hệ giữa Nga và Thổ căng thẳng sau khi máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố máy bay Nga xâm phạm không phận nước mình và có quyền bảo vệ không phận, còn Moscow phủ nhận, cho rằng hành động của Ankara là "cú đâm sau lưng" của kẻ "đồng lõa với khủng bố thực hiện".

Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 21 sẽ tổ chức vào tuần tới tại Paris, Pháp. 138 lãnh đạo nhà nước và chính phủ sẽ tham gia, trong đó có Tổng thống Nga Putin.

Hồng Hạnh
#Tổng-thống-Thổ-Nhĩ-Kỳ #Erdogan #đề-nghị #gặp #Putin #Tổng-thống-Nga #hội-nghị #Paris

[Tin Trong Nước] Putin sẽ hành động gì trước việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 Nga

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game Ngatho-1566-1448427423_m_460x0

Su-24 Nga bốc cháy và lao xuống sau khi bị trúng tên lửa của F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: RT

Sau khi chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc Su-24 của Nga hôm 24/11, lãnh đạo các nước phương Tây đều có những phản ứng thận trọng và chờ đợi xem liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phản ứng như thế nào đối với hành động mà ông mô tả là "đồng lõa với khủng bố", theo Fiscal Times.

Theo chuyên gia chính sách công Rob Garver tại Đại học Georgetown, sự cố này đã đặt ông Putin vào một tình thế rất nhạy cảm. Lòng yêu mến và hâm mộ của người dân Nga dành cho ông một phần xuất phát từ sự quyết đoán và khả năng thể hiện sức mạnh nước Nga trên trường quốc tế của Putin, và tình cảm của dư luận phần nào sẽ chịu ảnh hưởng bởi vụ bắn rơi máy bay này.

Đây là lần đầu tiên một binh sĩ Nga thiệt mạng khi đang trực tiếp tham gia chiến dịch không kích ở Syria, và nó ít nhiều sẽ khiến dư luận Nga lo lắng về sự an toàn của các binh sĩ được triển khai ở vùng chiến sự. Thảm kịch này cũng làm dấy lên nỗi lo ngại rằng Nga sẽ dùng biện pháp quân sự đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ, làm bùng lên cuộc xung đột mới châm ngòi cho "Thế Chiến III".

Tuy nhiên, theo giáo sư Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học New York, Tổng thống Putin có thể sẽ có những hành động "vừa phải" để vừa thể hiện nỗi tức giận với Thổ Nhĩ Kỳ mà không đẩy hai nước vào một cuộc chiến lớn, vừa xoa dịu được nỗi bức xúc và lo lắng của dư luận trong nước.

Những hành động này ít nhiều mang tính biểu tượng, chẳng hạn như cấm các hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh trên sân bay Nga, áp đặt một số lệnh cấm vận kinh tế, tăng giá khí đốt bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, và đưa ra những phản ứng về mặt ngoại giao.

Tại Trung Đông, Nga có thể sẽ có những hành động ngầm đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ, chẳng hạn như hậu thuẫn cho phiến quân người Kurd ở khu vực biên giới, tăng cường không kích các nhóm phiến quân người Turk được Ankara hậu thuẫn, hoặc gia tăng nỗ lực nhằm kiềm chế ảnh hưởng chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.

Theo giáo sư Galeotti, mục đích cuối cùng của Nga trong chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria là giúp Nga có tiếng nói trong quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho vùng đất này. Điều mà ông Putin quan tâm nhất ở Syria là khía cạnh chính trị chứ không phải quân sự, và ông muốn đạt được giải pháp chính trị càng sớm càng tốt để Nga không sa lầy vào cuộc chiến tại đây.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp đáp trả bằng ngoại giao và kinh tế này, nhiều khả năng Nga hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những dấu hiệu dù là nhỏ nhất để ông Putin có thể tuyên bố với người dân rằng "người Thổ đã nhận lỗi" nhằm hạ nhiệt căng thẳng, ông Galeotti nhận định.

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game 1-1343-1448427721_m_460x0

Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Sputnik

Giải pháp quân sự

Từ khóa "Thế Chiến III" đã tràn ngập trên mạng xã hội Twitter ngay sau khi thông tin về vụ Su-24 bị bắn rơi được lan truyền. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng khả năng này gần như không thể xảy ra.

Theo ông Garver, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu ông Putin chọn cách trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ bằng vũ lực, ông sẽ bị đặt vào thế đối đầu trực tiếp với một thành viên của NATO, khối quân sự với hiệp ước phòng thủ chung buộc các nước phải hỗ trợ bất cứ thành viên nào khi bị tấn công.

Ngay sau khi chiếc Su-24 bị bắn rơi, Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức triệu tập cuộc họp khẩn với đại diện các nước NATO, rất có thể là vì lo ngại rằng Nga sẽ có những phản ứng quyết liệt, các chuyên gia phân tích nhận định.

Đây có thể là lý do khiến các quan chức Nga có phản ứng ban đầu khá thận trọng. "Chúng ta phải kiên nhẫn, đây là một sự cố nghiêm trọng, nhưng khi chưa có đủ thông tin, chúng ta chưa thể nói được điều gì", người phát ngôn điện Kremlin Dimitry Peskov tuyên bố.

Phản ứng sau đó của ông Putin có vẻ quyết liệt hơn, khi nói rằng sự cố này sẽ "gây hậu quả nghiêm trọng" đến quan hệ Nga - Thổ, tuy nhiên ông không nói rõ đó là những hậu quả nào, và chúng sẽ nghiêm trọng đến mức nào.

Bình luận viên Roland Oliphant của tờ Telegraph thì cho rằng những sự cố rơi máy bay như thế này đã nằm trong dự liệu của các tướng lĩnh Nga khi phát động cuộc chiến chống IS tại Syria. Bởi vậy, họ chắc chắn đã có những kế hoạch dự phòng để làm hạ nhiệt căng thẳng và giải quyết vấn đề theo hướng phù hợp nhất với lợi ích chiến lược của Nga.

Theo ông Oliphant, Nga không dại gì lao đầu vào một cuộc chiến không có khả năng giành chiến thắng trước NATO, bởi Nga đang phải chịu nhiều sức ép về kinh tế trước các lệnh cấm vận khắc nghiệt của phương Tây cũng như tình thế bị cô lập chính trị vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Các biện pháp về ngoại giao và kinh tế là lựa chọn tối ưu cho ông Putin để đáp trả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia này nhận định.

Ian Kearns, giám đốc Mạng lưới Lãnh đạo châu ÂU (ELN), tổ chức về ngoại giao và giải trừ vũ trang, nhận định Nga sẽ không quá mạnh tay trả đũa bởi điều đó khiến nước này lỡ cơ hội hòa giải với châu Âu.

"Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ mạnh về kinh tế, thương mại và du lịch. Thêm nữa, hoàn cảnh đang đưa nước Nga và phương tây xích gần nhau hơn trong vấn đề Syria sau vụ máy bay bị đặt bom và vụ khủng bố Paris. Nga có lợi ích chiến lược trong việc sử dụng hoàn cảnh này", Kearns nói.

"Sẽ có tranh cãi ngoại giao lớn, nhưng tôi không cho là có leo thang quân sự".

Trí Dũng
#su-24 #f-16 #thổ-nhĩ-kỳ-bắn-rơi-máy-bay-nga #putin #không-kích #tên-lửa

[Tin Trong Nước] Putin: Bắn chiến đấu cơ Nga là 'cú đâm sau lưng'

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game 1-7567-1448362951-7777-1448371854_m_460x0

Su-24 Nga bị bắn cháy trên khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Anadolu Agency

Trong cuộc gặp mặt với vua Abdullah II của Jordan, bàn về vụ việc vừa xảy ra với chiếc chiến đấu cơ Su-24 Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các phi công của nước này không phải một mối đe dọa đối với Thổ Nhĩ Kỳ. "Đó là một sự thật hiển nhiên", Sputnik News dẫn lời ông Putin nói.

Ông chủ Điện Kremlin cho rằng sự cố xảy ra với chiến đấu cơ Su-24 của Nga ở Syria vượt ra ngoài phạm vi của cuộc chiến chống khủng bố thông thường. Ông nhấn mạnh việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ không khác gì "đồng lõa với khủng bố", đồng thời khẳng định vụ việc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa Moscow và Ankara.

"Máy bay của chúng tôi bay cách biên giới 1km, bên trong không phận Syria", ông Putin nói.

Vua Abdullah II sau đó gửi lời chia buồn tới Tổng thống Putin, đồng thời đề cao sự cần thiết của việc thành lập một lực lượng chung chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS).

Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay tuyên bố hai chiến đấu cơ F-16 tuần tra dọc biên giới của nước này đã bắn rơi máy bay Su-24 của Nga vì vi phạm không phận. Hành động này được thực hiện sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát đi tín hiệu cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút. Trong khi đó, Nga lại nói chiến đấu cơ của họ không đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ Hoàng
#Putin #Nga #chiến-đấu-cơ #Su-24 #Thổ-Nhĩ-Kỳ

[Tin Trong Nước] Những phát ngôn đanh thép của Putin về khủng bố

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game Lead-large-9706-1448078228_m_460x0

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AP

Remi Maalouf, phóng viên kênh RT, hôm 17/11 đăng trên trang Twitter một tuyên bố mà cô cho là lời thách thức của ông Putin với Nhà nước Hồi giáo (IS): "Tha thứ cho chúng là việc của Chúa, còn gửi chúng đến ngài là việc của tôi".

Câu nói được cho là của ông Putin lập tức gây "bão" và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, Maalouf sau đó lên tiếng xin lỗi và thừa nhận rằng tuyên bố trên là không có thật.

Dù vậy, một tuyên bố khác, thực sự của Putin về khủng bố đã "trở lại ánh hào quang" sau vụ khủng bố Pháp hôm 13/11.

Năm 1999, khi ông Putin vào thời điểm đó là thủ tướng, Nga phải đối mặt với nguy cơ khủng bố trên quy mô lớn khi chiến đấu với các chiến binh jihad ở vùng Caucasus, trong Chiến dịch Chechnya lần thứ hai. Ông đã bình luận về hoạt động chống khủng bố của Nga tại thành phố Grozny, thủ phủ Cộng hòa Chechnya.

"Chúng tôi sẽ đuổi theo những tên khủng bố ở khắp mọi nơi. Nếu chúng ở sân bay, chúng tôi sẽ đuổi đến sân bay. Nếu chúng tôi bắt được chúng trong nhà vệ sinh, thì chúng tôi sẽ xả chúng đi trong bồn cầu", ông nói.

Kể từ đó, câu nói này của Putin đã trở nên nổi tiếng và nhiều lần xuất hiện trở lại trên mạng xã hội, đặc biệt là sau các cuộc tấn công khủng bố. Nó được lan truyền rộng rãi trên Twitter sau vụ đánh bom giải marathon Boston, Mỹ, tháng 4/2013 và cuộc tấn công Charlie Hebdo, Pháp, tháng 1/2014.

Trong tuần qua, người sử dụng Twitter ở Pháp đã đăng lại câu nói nổi tiếng của Putin, kèm theo hình ảnh của ông, như một cách phản ứng với vụ khủng bố Paris.

Thực tế, Putin đã nhiều lần gây ấn tượng với ngôn từ rất thẳng thắn về khủng bố. Ngày 1/9/2004, cuộc khủng hoảng con tin Beslan ở Nga diễn ra trong ba ngày, khi một nhóm khủng bố Hồi giáo, phần lớn là người Ingushetia và Chechnya, khống chế một trường học. 1.100 người bị giữ làm con tin, trong đó có 777 trẻ em. Ít nhất 385 người thiệt mạng, trong đó có 186 trẻ em.

Sau thảm kịch này, ông Putin đã giải thích sự thất bại của lực lượng an ninh Nga bằng cách thẳng thắn thừa nhận: "Chúng ta đã yếu kém, và yếu thì bị đánh".

Theo BBC, đáp trả lời kêu gọi của quốc tế về việc đàm phán với phần tử ly khai Chechnya sau cuộc khủng hoảng con tin Beslan, ông đã nói: "Thế sao các anh không gặp Osama bin Laden, sao không mời hắn ta đến Brussels hoặc Nhà Trắng mà đàm phán? Sao không hỏi hắn ta muốn gì và đáp ứng để hắn ta để các anh yên. Các anh tự thấy cần phải có giới hạn trong việc xử lý những tên khốn đó, thì tại sao chúng tôi lại phải nói chuyện với những kẻ giết trẻ em. Chẳng ai có đủ tư cách đạo đức để bảo chúng tôi phải nói chuyện với những kẻ giết trẻ em cả".

Theo Moscow Times, khi một phóng viên hỏi tại sao chính quyền ông Putin không đàm phán với thủ lĩnh phần tử ly khai Chechnya, ông Putin trả lời: "Nga không đàm phán với những kẻ khủng bố. Nga triệt phá chúng".

Khi được hỏi lý do tại sao ông mời đại diện của Phong trào Hồi giáo Hamas, lực lượng kiểm soát Dải Gaza, lãnh thổ Palestine, đến đối thoại tại điện Kremlin, ông Putin trả lời: "Thiêu cháy những cầu nối, đặc biệt trong chính trị, là việc dễ nhất, nhưng không phải là điều hiệu quả nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi không vội vàng tuyên bố một tổ chức là khủng bố và cố gắng làm việc với tất cả các bên tại điểm nóng này".

Nga từ cuối tháng 9 tiến hành chiến dịch không kích IS và các mục tiêu nước này cho là khủng bố tại Syria. Tổng thống Putin hôm 22/10 so sánh chiến dịch chống khủng bố ở Syria với tuổi thơ của ông ở Leningrad. "Cách đây 50 năm, những con phố Leningrad dạy tôi một điều: Nếu không thể tránh khỏi một trận đánh, thì hãy tung cú đấm đầu tiên", ông nói.

Sau khi chiếc máy bay Metrojet của Nga bị gài bom khiến 224 người thiệt mạng, ông Putin đã khẳng định quyết tâm tiêu diệt khủng bố để trả đũa cho thảm kịch này với câu nói: "Chúng tôi sẽ truy lùng chúng ở bất cứ nơi nào chúng ẩn náu. Chúng tôi sẽ truy tìm mọi ngóc ngách trên thế giới và trừng phạt chúng".

Phương Vũ
#Nga #phát-ngôn #Putin #khủng-bố #cứng-rắn #tuyên-chiến

[Tin Trong Nước] Nga cáo buộc Mỹ hỗ trợ khủng bố ở Syria

Topics tagged under putin on Việt Hóa Game 2015-10-22T163506Z-1458146239-4583-2230-1445561228_m_460x0

Putin phát biểu tại diễn đàn thảo luận quóc tế Valdai tại Sochi, Nga. Ảnh: Reuters

Không thể nào có những phần tử khủng bố "ôn hòa", RT dẫn lời Tổng thống Nga Putin, nói về tình hình ở Trung Đông tại diễn đàn thảo luận Valdai. "Tại sao lại phải chơi chữ bằng cách chia những kẻ khủng bố thành ôn hòa và không ôn hòa. Có gì khác biệt đâu?", ông nói thêm.

Các nhóm khủng bố "gầm gừ" nhau trong khu vực. Họ chiến đấu lẫn nhau vì "nguồn thu nhập" chứ không phải ý thức hệ, ông Putin nói và nhấn mạnh rằng vũ khí cung cấp cho phiến quân "ôn hòa" cuối cùng lại rơi vào tay khủng bố.

Nga khẳng định chiến dịch không kích của mình nhắm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm "khủng bố" khác ở Syria, tuy nhiên, Mỹ và đồng minh cho rằng cuộc tấn công của Moscow chủ yếu nhắm vào phiến quân ôn hòa được phương Tây hậu thuẫn để chống Assad.

Tổng thống Nga cho rằng một số nước đang chơi trò nước đôi. "Khi tuyên bố chiến đấu chống khủng bố, họ cũng cố gắng sử dụng một số nhóm trong đó để sắp xếp bàn cờ Trung Đông, vì lợi ích riêng của họ", ông nhận xét.

"Không thể thành công trong cuộc chiến chống khủng bố nếu sử dụng một số nhóm đó như công cụ để lật đổ chính quyền không được yêu mến", ông Putin tuyên bố. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, với cách này, những kẻ khủng bố sẽ không thể bị loại bỏ. "Thật ảo tưởng khi nghĩ rằng có thể xử lý, tước quyền lực hoặc đàm phán với các nhóm này về sau", ông nhấn mạnh.

Tổng thống Syria Bashar Assad đã đồng ý với khả năng Nga hỗ trợ phe đối lập Syria trong cuộc chiến chống IS. "Tôi đã hỏi ông Assad rằng ông nghĩ thế nào nếu chúng tôi hỗ trợ phe đối lập trong cuộc chiến chống khủng bố, giống như cách chúng tôi giúp đỡ quân đội Syria. Ông ấy trả lời rằng có quan điểm tích cực về vấn đề này", ông Putin kể lại.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay gặp người đồng nhiệm Mỹ John Kerry, cùng các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi ở Vienna để họp bàn về xung đột Syria, cuộc chiến kéo dài hơn 4 năm đã khiến 250.000 người thiệt mạng.

Phương Vũ
#Putin #Nga #khủng-bố #ôn-hòa #cáo-buộc #phiến-quân #đối-lập #Syria