Việt Hóa GameLog in

Cổng tin tức về thế giới game. Hoan nghênh các bạn ghé thăm.


[Tin Trong Nước] Điều gì chờ đợi Việt Nam khi TPP được ký kết?

Việt Nam là thành viên quan trọng trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Tổng thống Barack Obama. Mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai nước đang ấm lên kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, mặt khác, tình hình với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất đã có lúc rơi vào căng thẳng sau sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 năm ngoái. Do đó, Mỹ và Việt Nam đều đang thúc đẩy quá trình giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, thông qua một hiệp định mà quốc gia này không phải là thành viên.

Với tác động của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa ký kết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng 11%, tương ứng 36 tỷ USD, nhờ hiệp định có quy mô lớn nhất toàn cầu này. Xuất khẩu có thể mở rộng 28% bởi các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ dịch chuyển nhà máy tới.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game TPP3-9222-1444711726_m_460x0

Nguồn: Bloomberg/GSO

Khu vực nào hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?

Việc Mỹ và Nhật Bản giảm thuế sẽ đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, vốn đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc sang nhờ chi phí lao động rẻ.

Theo nghiên cứu của Eurasia Group, kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày dép của Việt Nam có thể tăng 50% trong 10 năm tới. Ngành thủy sản cũng được hưởng lợi từ việc từ việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu với tôm, mực và cá ngừ, từ mức 6,4-7,2% hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ đối mặt với quy tắc xuất xứ từ sợi, một thách thức có thể hạn chế một số quyền lợi của ngành công nghiệp dệt may.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game Vn-0-2910-1444713474_m_460x0

Ngành dệt may dự tính hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Ảnh: NYTimes

TPP đem lại lợi ích gì cho các công ty nước ngoài?

Đích đến của thuế quan là thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Các tập đoàn dệt may, may mặc Texhong, Shenzhou và Pacific đã chuyển hoạt động sang Việt Nam để tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại.

Điều này có ý nghĩa thế nào đối với đầu tư vào Việt Nam?

Thỏa thuận được ký kết dự kiến sẽ mang lại tăng trưởng trong ngắn hạn. Chỉ số chứng khoán Việt Nam đã tăng 4,9% trong tuần ngay sau khi đàm phán hoàn tất, với việc các nhà đầu tư ngoại tìm mua cổ phiếu trong lĩnh vực logistic, công nghiệp, thủy sản và may mặc.

Khối ngoại đã mua 41,8 triệu USD cổ phiếu trong tuần qua, tạo nên tuần mua ròng sau khi bán cổ phiếu hồi đầu tháng. Vốn FDI dự kiến cũng sẽ đổ nhiều vào các lĩnh vực trên.

Ngành nào dễ bị tổn thương bởi TPP?

Ngành nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là chăn nuôi, dự kiến ​​sẽ phải đấu tranh trước các công ty toàn cầu có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả hơn.

Thuế nhập khẩu dược phẩm giảm về 0% từ mức trung bình 2,5% hiện nay dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt hơn giữa các công ty nội địa với nước ngoài. TPP cũng tăng cường bảo hộ bằng sáng chế, khiến các công ty trong nước gặp khó khăn để sản xuất các loại thuốc mới.

Chính sách kinh tế của Chính phủ thay đổi như thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi một cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh với các công ty đa quốc. TPP cũng gây sức ép để Việt Nam cải cách thể chế và khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

Rủi ro đối với Việt Nam?

Sau khi hoàn tất đàm phán, hiệp định phải được Chính phủ 12 nước thành viên thông qua trước khi có hiệu lực. Nếu TPP thất bại, mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ có thể bị ảnh hưởng và làm sứt mẻ ảnh hưởng của nền kinh tế lớn nhất toàn cầu này trong khu vực châu Á.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do với đối tác lớn, như Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc để cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng nếu TPP bị "trục trặc", kế hoạch này sẽ bị ảnh hưởng.

Huyền Thư
#Việt-Nam-hưởng-lợi-từ-TPP #TPP-hoàn-tất-đàm-phán #TPP

[Tin Trong Nước] Kẻ được - người mất trong TPP

12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất thỏa thuận sau 5 năm đàm phán. Các nước TPP có tổng GDP chiếm 40% toàn cầu. Và khi hiệp định này được thực thi, kinh tế thế giới sẽ được bổ sung gần 300 tỷ USD mỗi năm.

Nhà Trắng ước tính TPP sẽ xóa bỏ 18.000 loại thuế nhập khẩu cho các sản phẩm nước này, đồng thời cho phép mọi nhà sản xuất, từ Việt Nam đến New Zealand dễ dàng tiếp cận hàng loạt thị trường tại khu vực Thái Bình Dương.

Trên CNBC, Deborah Elms – Giám đốc Asia Trade Centre cho biết: "Người chiến thắng lớn nhất là Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ đổ tới nước này. Thứ hai có thể là Malaysia và thứ ba là Nhật Bản". Trong một báo cáo gần đây, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cũng có nhận xét tương tự, do Việt Nam sẽ có quyền tự do thâm nhập thị trường Mỹ với các sản phẩm dệt may và giày dép. Đây là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với mức thuế vào Mỹ hiện trong ngưỡng 17-32%.

TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện tại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sẽ tăng mạnh, đổ về quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất TPP này.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game Vietnam-4064-1444189497_m_460x0

Công nhân trong một nhà máy may ở Bình Dương. Ảnh: Bloomberg

PIIE cũng dự báo Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất, tính theo phần trăm, với lần lượt 13,6% và 31,7%. Eurasia Group cũng có chung quan điểm này, khi cho rằng TPP có thể đẩy GDP Việt Nam lên thêm 11% cho đến năm 2025, với xuất khẩu tăng 28% trong thời kỳ này, khi các công ty nước ngoài đổ đến đây để tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ.

Các ngành được hưởng lợi nhiều nhất là dệt may, thủy hải sản, do thuế nhập khẩu được giảm bớt. Tuy nhiên, giảm thuế nhập khẩu thuốc từ mức 2,5% hiện tại sẽ khiến cạnh tranh giữa các hãng dược phẩm trong nước và nước ngoài càng gay gắt. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ tăng cũng khiến các công ty Việt Nam bị hạn chế tiếp cận và sản xuất thuốc mới.

Malaysia chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Mỹ, Canada hay Mexico. Vì thế, họ cũng sẽ là đối tượng hưởng lợi chính từ TPP. "TPP sẽ giúp các hãng xuất khẩu Malaysia có cơ hội tiếp cận toàn bộ thị trường Bắc Mỹ, và sẽ tăng tính hấp dẫn của Malaysia trong vai trò trung tâm nhận đầu tư từ Bắc Mỹ", Rajiv Biswas - Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại IHS cho biết.

Các ngành được lợi nhiều nhất là điện tử, hóa phẩm, dầu cọ và xuất khẩu cao su. Malaysia hiện là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và là một trong những nước trồng cao su lớn nhất toàn cầu. Dù vậy, các công ty quốc doanh nước này có thể phải chịu trận với các điều khoản công bằng về hoạt động cung cấp hàng cho Chính phủ.

Với Nhật Bản, ngành hưởng lợi lớn nhất là ôtô, khi được quyền tiếp cận Mỹ - thị trường xuất khẩu ô tô lớn nhất cho nước này - với mức thuế rẻ hơn. Việc TPP mở cửa thị trường dịch vụ của tất cả các nước thành viên với nhau cũng sẽ đem lại lợi thế lớn cho họ. Do lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản tương đối kém cạnh tranh, họ sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển. Các ngành sẽ được hưởng lợi là logistics, lưu kho, phân phối, du lịch, thực phẩm – đồ uống. Hơn nữa, tác động cộng hưởng của cả TPP và một FTA khác với Liên minh châu Âu (EU) có thể nâng đáng kể tốc độ tăng trưởng trong dài hạn cho Nhật Bản, Biswas cho biết.

Nhưng mặt khác, nông nghiệp Nhật sẽ chịu ảnh hưởng mạnh khi Chính phủ phải dỡ bỏ một số biện pháp bảo hộ thị trường gạo, giảm thuế nhập khẩu thịt bò từ 38,5% xuống 9% trong vòng 16 năm, đồng thời thuế nhập khẩu thịt lợn cũng bị hạ thấp.

Với Australia, thỏa thuận sẽ giúp gỡ bỏ 9 tỷ đôla Australia thuế nhập khẩu cho nước này, Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết. Cơ hội tiếp cận thị trường đường tại Mỹ, thịt gia súc tại Nhật Bản và nhiều thị trường khác như thủy sản, ngũ cốc, gạo cũng sẽ rộng mở. Các công ty dược phẩm nước này sẽ rất hứng khởi khi thời hạn bảo hộ dược phẩm đã bị hạ xuống tối thiểu là 5 năm, thay vì 12 năm như Mỹ yêu cầu trước đây. Việc này có thể khiến giá thuốc rẻ hơn và cạnh tranh hơn.

Còn tại New Zealand, TPP sẽ giúp họ tiết kiệm 168 triệu USD tiền thuế mỗi năm, Bộ trưởng Thương mại - Tim Groser cho biết. Ngành sữa được hưởng lợi lớn nhất với khoản tiết kiệm gần 67 triệu USD thuế, nhờ quyền tiếp cận các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Mexico. Những mặt hàng xuất khẩu khác như thịt bò, hoa quả, hải sản, rượu và thịt cừu cũng sẽ được hưởng lợi.

Trái lại, những nước không tham gia TPP sẽ cảm nhận được ảnh hưởng tiêu cực khi nằm ngoài hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này. "Tác động của việc chuyển hướng thương mại sẽ rơi chủ yếu vào Trung Quốc", PIEE cho biết. Xuất khẩu nước này sẽ giảm 1,2%. Xuất khẩu Trung Quốc có thể mất thị phần tại Mỹ và Nhật Bản vào tay các nước đang phát triển khác như Việt Nam, Fielding Chen - nhà kinh tế học tại Bloomberg cho biết.

Bên cạnh đó, vì Việt Nam hưởng lợi từ khả năng tiếp cận thị trường Bắc Mỹ, các nước xuất khẩu dệt may và trang phục khác có thể sẽ chịu tác động. "Bangladesh, Cambodia, Pakistan và Sri Lanka sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc chuyển hướng thương mại và đầu tư trong dệt may và da giày sang các thành viên TPP", Biswas dự báo.

Ấn Độ cũng có thể gánh hậu quả. Vì "Trong khi New Delhi có lĩnh vực xuất khẩu tương đối đa dạng, dệt may và trang phục vẫn đóng góp tới 13% tổng xuất khẩu của nước này trong tài khóa 2014", Biswas cho biết.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) được cho là sẽ không chịu ảnh hưởng lớn. Do khối này đã có rất nhiều FTA với các nền kinh tế châu Á và hiện đang đàm phán một FTA với Mỹ.



Hà Thu
#TPP #Hiệp-định-Đối-tác-Xuyên-Thái-Bình-Dương #Việt-Nam #dệt-may

[Tin Trong Nước] Thế giới phản ứng trái chiều về thỏa thuận TPP

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game TPP-2-3926-1443891107-7355-1444065695_m_460x0

Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ. Ảnh: USTR

Ngày 5/10, sau hơn 5 ngày làm việc thâu đêm, Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam tuyên bố kết thúc thành công quá trình đàm phán để đi đến một thoả thuận mang tính lịch sử.

Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) nhận định đây là hiệp định của thế kỷ 21, với các tiêu chuẩn ở đẳng cấp cao, đầy tham vọng, toàn diện và cân bằng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo mới và duy trì công ăn việc làm, tăng cường đổi mới và nâng cao năng suất cũng như năng lực cạnh tranh. Hiệp định cũng được cho là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đói nghèo, thúc đẩy minh bạch và và tăng cường bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường.

"TPP là một bước quan trọng hướng tới mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mở cửa thương mại và hội nhập trong toàn khu vực", thông cáo của USTR viết.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức ca ngợi TPP "tạo ra sân chơi" cho nông dân, các chủ trang trại và nhà sản xuất Mỹ cũng như giúp nước này đạt được nhiều mục tiêu khác.

"Khi hơn 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để những nước như Trung Quốc viết ra luật lệ cho nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải viết ra những luật lệ đó, mở cửa những thị trường mới cho các sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn để bảo vệ người lao động và bảo tồn môi trường của chúng ta. Đó là những gì mà thỏa thuận đạt được hôm nay ở Atlanta sẽ làm", thông cáo của ông Obama có đoạn.

Những người ủng hộ TPP ở Mỹ bày tỏ sự lạc quan rằng hiệp định sẽ giúp các doanh nghiệp nước này dễ dàng bán sản phẩm ra nước ngoài, xuất khẩu tăng trưởng sẽ tạo ra nhiều việc làm có thu nhập tốt ở trong nước.

Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng ca ngợi hiệp định lịch sử sẽ thiết lập một tiêu chuẩn vàng mới cho các thỏa thuận thương mại toàn cầu trong tương lai. TPP sẽ bảo vệ việc làm cho người Canada và tạo ra thêm nhiều công việc cho thế hệ sau này nhờ việc đảm bảo tiếp cận đến các thị trường quan trọng ở nước ngoài.

"Thỏa thuận này, không nghi ngờ gì, là lợi ích tốt nhất cho nền kinh tế Canada", ông nói.

Ông Harper cũng cho biết nội các liên bang đã thông qua một kế hoạch chi 4,3 tỷ USD trong 15 năm tới để bảo vệ nông dân Canada khỏi những tác động của TPP.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game Canada-9858-1444065695_m_460x0

Thủ tướng Canada Stephen Harper trong cuộc họp báo về TPP hôm qua. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi thất vọng vì không có thỏa thuận về việc xóa bỏ hoàn toàn thuế sữa nhưng nhìn chung đây là một thỏa thuận rất tốt cho New Zealand", Thủ tướng John Key nói trong một thông cáo.

Các nhà xuất khẩu sữa của New Zealand sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường đối tác mới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Mexico và Peru. Trong khi đó, tất cả các mặt hàng xuất khẩu khác từ new Zealadn đến các nước trong TPP sẽ được xóa bỏ, với xuất khẩu thịt bò sang

Bộ trưởng Thương mại New Zealand khẳng định "Thật phi thường khi chuyến xe TPP đã đỗ lại ở Atlanta". Ông cho biết New Zealand đã có thỏa thuận tốt từ TPP và "TPP có lợi cho tất cả thế hệ người dân các nước chúng ta".

Hàn Quốc cũng hoan nghênh việc đàm phán thỏa thuận TPP hoàn tất và tái khẳng định sẽ tích cực cân nhắc việc tham gia hiệp định thương mại tự do này sau khi phân tích kỹ lưỡng tác động của nó đối với nền kinh tế quốc gia.

Trong một thông cáo mới phát đi, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đánh giá thỏa thuận đạt được giữa các nước đang tham gia TPP là một bước phát triển rất tích cực. "Thỏa thuận này không chỉ quan trọng vì quy mô của nó, khi các nước ký kết chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu, mà còn thúc đẩy phạm vi thương mại và đầu tư hàng hóa, dịch vụ sang những khu vực mới, nơi có lợi ích đáng kể", bà nói.

Bà cho hay IMF sẽ xem xét lại tất cả các chi tiết trước khi đưa ra một đánh giá toàn diện. "Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng TPP có thể mở đường cho một loạt nỗ lực hội nhập thương mại sâu rộng. Tôi khuyến khích các quốc gia khác tái nỗ lực để hoàn thành các cuộc đàm phán đang diễn ra và cộng đồng quốc tế nói chung tái tham gia vào các sáng kiến thương mại đa phương nhằm đảm bảo một hệ thống thương mại toàn cầu gắn kết".

TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Hiệp định vẫn cần được quốc hội 12 nước thông qua.

Trước đó, quốc hội Mỹ đã phê duyệt một điều luật gọi là Quyền Thúc đẩy Thương mại, cho phép họ chấp thuận hoặc bác bỏ thỏa thuận này nhưng không có quyền sửa đổi nó. Ông Obama cam kết rằng quốc hội và người dân Mỹ "sẽ có nhiều tháng để đọc kỹ từng chữ" trước khi ông ký kết thỏa thuận này. Tuy nhiên, các nghị sĩ trong đảng Dân chủ của ông phản ứng tiêu cực.

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Bernie Sanders nhanh chóng lên án TPP ngay sau khi việc hoàn tất quá trình đàm phán thỏa thuận được công bố. Ông cho rằng thỏa thuận thương mại này sẽ "gây tổn hại cho người tiêu dùng và việc làm của Mỹ".

"Phố Wall và các tập đoàn lớn khác lại chiến thắng", ông nói. "Đã đến những người còn lại trong chúng ta phải ngừng làm ngơ việc các tập đoàn đa quốc gia lợi dung hệ thống này để thu lợi nhuận từ tiền của chúng ta".

Thậm chí các nghị sĩ Cộng hòa, những người từng ủng hộ TPP, cũng hoài nghi trước kết quả đàm phàn. "Tôi lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ nhanh chóng sụp đổ một cách thảm hại", thượng nghị sĩ Orrin Hatch, chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, nói.

Anh Ngọc
#TPP #thỏa-thuận-TPP #Mỹ #Canada #Hàn-Quốc #Nhật-Bản #thương-mại

[Tin Trong Nước] Đang họp báo công bố hoàn tất đàm phán TPP

Buổi họp báo chính thức bắt đầu lúc 8h20 tối (giờ Hà Nội), muộn khoảng 20 phút so với dự kiến.

//www.youtube.com/embed/u3KBpGE1VLs?rel=0&


Trước đó Reuters trích lời một nguồn tin thân cận cho biết các Bộ trưởng đã đạt thỏa thuận về TPP trong chiều nay. Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe đã hoan nghênh thỏa thuận này. Ông cho biết TPP "là thành quả lớn cho cả Nhật Bản và tương lai khu vực châu Á – Thái Bình Dương". Dù vậy, hiệp định hoàn chỉnh sẽ vẫn cần Quốc hội 12 nước tham gia thông qua.

Trong phiên họp tại Hawaii (Mỹ) cuối tháng 7, các Bộ trưởng Tài chính đã không thể đạt thỏa thuận về TPP, dù nhiều vấn đề cốt lõi đã được giải quyết. Những điểm còn vướng mắc là thuế nhập khẩu sữa và phụ tùng ôtô, cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game TPP-2-3926-1443891107_m_460x0

Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta (Mỹ). Ảnh: USTR

Vì vậy, phiên họp tại Atlanta lần này rất được kỳ vọng sẽ hoàn tất TPP. Sau 4 ngày họp của các trưởng đoàn đàm phán, từ 26/9 đến 29/9, Bộ trưởng Thương mại các nước cũng họp bàn từ 30/9. Các cuộc nói chuyện dự kiến kết thúc vào 1/10, nhưng sau đó liên tục được kéo dài khi các Bộ trưởng thể hiện quyết tâm không ra về nếu không ký được TPP.

Đến ngày 4/10, đàm phán TPP vẫn còn vướng mắc quanh vấn đề mở cửa thị trường sữa. Trong khi đó, bảo hộ độc quyền dược phẩm và miễn thuế nhập khẩu ôtô đã tìm được tiếng nói chung.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game TPP-3-9203-1444048510_m_460x0

Quá trình đàm phán TPP 5 năm qua đã hoàn tất. Chi tiết

TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.

Các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế. Tuy nhiên, TPP lại được coi là hiệp định thương mại toàn diện, nhắm đến việc thiết lập bộ quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao, giải quyết các vấn đề của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và việc làm tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

Chính quyền Tổng thống Obama cũng kỳ vọng Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhì thế giới, cuối cùng sẽ phải chấp nhận các tiêu chuẩn do TPP đặt ra, đặc biệt nếu các quốc gia khác, như Hàn Quốc tham gia như dự kiến.

Đàm phán TPP luôn giữ bí mật về chi tiết các điều khoản trong thỏa thuận. Nhiều nhà chỉ trích cho rằng lợi lộc từ TPP chủ yếu sẽ rơi vào các tập đoàn lớn.

Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12 quốc gia TPP, với lần lượt 13,6% và 31,7%. Malaysia và Nhật Bản cũng sẽ được hưởng lợi.

Trong khi đó, những nước không tham gia TPP sẽ chịu thiệt hại do giao thương chuyển hướng, nhất là Trung Quốc. Xuất khẩu của nước này sẽ giảm 1,2% vì TPP.

Hà Thu
#TPP #Hiệp-định-Đối-tác-Xuyên-Thái-Bình-Dương #đàm-phán

[Tin Trong Nước] Đàm phán TPP hoàn tất

Reuters trích lời một nguồn tin thân cận cho biết các Bộ trưởng đã đạt thỏa thuận về TPP trong chiều nay. Buổi họp báo chính thức sẽ diễn ra vào 8h tối (giờ Hà Nội) để công bố kết quả này.

Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe đã hoan nghênh thỏa thuận này. Ông cho biết TPP "là thành quả lớn cho cả Nhật Bản và tương lai khu vực châu Á – Thái Bình Dương". Dù vậy, hiệp định hoàn chỉnh sẽ vẫn cần Quốc hội 12 nước tham gia thông qua.

Trong phiên họp tại Hawaii (Mỹ) cuối tháng 7, các Bộ trưởng Tài chính đã không thể đạt thỏa thuận về TPP, dù nhiều vấn đề cốt lõi đã được giải quyết. Những điểm còn vướng mắc là thuế nhập khẩu sữa và phụ tùng ôtô, cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game TPP-2-3926-1443891107_m_460x0

Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta (Mỹ). Ảnh: USTR

Vì vậy, phiên họp tại Atlanta lần này rất được kỳ vọng sẽ hoàn tất TPP. Sau 4 ngày họp của các trưởng đoàn đàm phán, từ 26/9 đến 29/9, Bộ trưởng Thương mại các nước cũng họp bàn từ 30/9. Các cuộc nói chuyện dự kiến kết thúc vào 1/10, nhưng sau đó liên tục được kéo dài khi các Bộ trưởng thể hiện quyết tâm không ra về nếu không ký được TPP.

Đến ngày 4/10, đàm phán TPP vẫn còn vướng mắc quanh vấn đề mở cửa thị trường sữa. Trong khi đó, bảo hộ độc quyền dược phẩm và miễn thuế nhập khẩu ôtô đã tìm được tiếng nói chung.

Topics tagged under tpp on Việt Hóa Game TPP-3-9203-1444048510_m_460x0

Quá trình đàm phán TPP 5 năm qua đã hoàn tất. Chi tiết

TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.

Các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế. Tuy nhiên, TPP lại được coi là hiệp định thương mại toàn diện, nhắm đến việc thiết lập bộ quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao, giải quyết các vấn đề của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và việc làm tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

Chính quyền Tổng thống Obama cũng kỳ vọng Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhì thế giới, cuối cùng sẽ phải chấp nhận các tiêu chuẩn do TPP đặt ra, đặc biệt nếu các quốc gia khác, như Hàn Quốc tham gia như dự kiến.

Đàm phán TPP luôn giữ bí mật về chi tiết các điều khoản trong thỏa thuận. Nhiều nhà chỉ trích cho rằng lợi lộc từ TPP chủ yếu sẽ rơi vào các tập đoàn lớn.

Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12 quốc gia TPP, với lần lượt 13,6% và 31,7%. Malaysia và Nhật Bản cũng sẽ được hưởng lợi.

Trong khi đó, những nước không tham gia TPP sẽ chịu thiệt hại do giao thương chuyển hướng, nhất là Trung Quốc. Xuất khẩu của nước này sẽ giảm 1,2% vì TPP.

Hà Thu
#TPP #Hiệp-định-Đối-tác-Xuyên-Thái-Bình-Dương #đàm-phán