Trong DOTA 2, hầu hết các hero đều không cố định ở một vị trí đặc biệt mà có thể được sử dụng khá cơ động. Ngay cả các core hero vẫn thường xuyên được sử dụng ở role support một cách khá phổ biến.
1. Alchemist, Luyện kim thuật sĩ
Cỗ máy hack tiền đang làm mưa làm gió trên khắp các đấu trường DOTA 2 cũng đã từng có thời sống ẩn dật dưới vai trò của một vị tướng hỗ trợ.
Chỉ nhờ những chỉnh sửa sau này của Valve, khi mà Alchemist trở nên vô dụng hơn khá nhiều so với những hero support quen thuộc thì vị tướng này mới có cơ hội trở lại đấu trường chuyên nghiệp ở vị trí solo mid hoặc carry lane 3.
Ở vị trí support, hầu hết người chơi Alchemist đều sẽ học max kỹ năng Unstable Concoction đầu tiên. Đây là skill gây ra sát thương chính cũng như có khả năng disable trong một phạm vi nhất định.
Sát thương và thời gian stun của kỹ năng này sẽ được tăng lên theo số giây mà Alchemist ủ bình axit. Nếu có thể giữ tối đa 5.5 giây, Unstable Concoction có thể gây ra hơn 360 damage, cùng với đó lượng thời gian khống chế cũng được đẩy lên tới 4 giây.
Ở một vị trí không có nhiều cơ hội lên item như support thì đây cũng là kỹ năng gây sát thương chủ yếu của Alchemist ở giai đoạn đầu và mid game.
Acid Spray có thể giúp hero này jungle, def hoặc đẩy trụ cực kỳ khó chịu, trong khi thương hiệu hack tiền vẫn còn nguyên với Greevil’s Greed. Ultimate Chemical Rage cũng khiến Alchemist hoàn toàn có sức mạnh ngang với 1 core thứ 4 ở level 6 dưới vai trò tanker hạng nặng.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là hero này hoàn hảo. Unstable Concoction tuy có lượng sát thương cũng như thời gian khống chế ổn, nhưng để sử dụng nó một cách hiệu quả hoàn toàn không phải là việc dễ. Nếu ủ quá 5.5s, Alchemist sẽ tự nhận sát thương cũng như bị stun trong từng đấy thời gian.
Chính vì thế kỹ năng này là con dao 2 lưỡi, khá dễ bóp chính Alchemist. Lượng mana để sử dụng Acid Spray cũng như Unstable Concoction cũng không nhỏ, hạn chế rất nhiều tác dụng của Alchemist ở giai đoạn đầu game. Chưa kể, support Alchemist thì gần như không hữu dụng lắm trong những tình huống combat tổng.
2. Tiny, Cự Thạch Đại Vương
Rất rất ít người sử dụng Tiny ở vị trí support, khi mà hero này đầy bá đạo ở vị trí solo mid – ganker cũng như carry lane 3. Thế nhưng với óc chiến thuật đại tài của Puppey thì không gì là không thể.
Tiny support trong tay của pieliedie Team Secret đã không ít lần mang lại chiến thắng cho đội tuyển này.
Với style pull creep rừng ở mid nhờ kỹ năng Toss của mình, Tiny vừa đảm bảo được lượng level, gold cũng như deny tương đối creep và khiến hero solo mid của đối thủ sẽ rất vất vả và thọt ở giai đoạn đầu game.
Ở level 8, Tiny là một trong những hero hiếm hoi có thể gây ra lượng sát thương đột tử tướng địch nhờ combo bá đạo của mình. Avelanche Toss nếu được sử dụng đúng cách hoàn toàn có thể hủy diệt ngay lập tức một hero mỏng manh bên phía đối thủ.
Ngoài ra, đồng đội của Tiny cũng được hưởng lợi khá nhiều nhờ kỹ năng Toss, khi kỹ năng này không khác gì một chiếc blink di động và hoàn toàn miễn phí.
Những hero như Slardar, Magnus hay Doom chắc chắn sẽ rất thích nếu trong đội hình có một con Tiny ở vị trí support như cách mà pieliedie đã trình diễn.
Nhưng để sử dụng Tiny ở vị trí support cũng đòi hỏi người chơi phải sở hữu kỹ năng cá nhân cũng như óc chiến thuật kha khá. Đây khó có thể là dạng support bảo kê carry, khi mà tầm stun của Tiny là khá bé, và cần áp sát mục tiêu.
Ở những level đầu, lượng mana tiêu tốn của Avelache và Toss là khá lớn, cùng với mana pool eo hẹp, Tiny khó lòng sử dụng combo của mình nhiều lần. Việc là một hero tay ngắn cũng gây ra khá nhiều bất lợi cho hero này.
Nếu không xanh xao và không có lượng level nhất định, Tiny support sẽ cực phế và là con dao 2 lưỡi cho những đội sử dụng chiến thuật này.
Naga, Na Già Hải Yêu
Là một hard carry hạng nặng, nhưng không ít đội vẫn giữ thói quen sử dụng Naga Siren ở vị trí support. Không có lượng disable cũng như kỹ năng gây sát thương lớn, cũng không mạnh ở khả năng bảo kê carry, thế nhưng Naga vẫn giữ được chỗ đứng nhất định cho mình ở role support.
Mặc dù có hạn chế item, nhưng tốc độ đẩy lane của Naga vẫn khá ổn. Kỹ năng trói của hero này cũng gây tương đối khó chịu, khi có tầm cast xa, dù animation sử dụng không nhanh cho lắm.
Gần như không có một ưu điểm gì, duy nhất ultimate của Naga là điều giữ hero này lại ở vị trí support. Song of Siren có thể sử dụng để set up những combat trong mơ khi có những người đồng đội như Darkseer, Shadow Fiend hay Magnus.
Mặt khác, kỹ năng này cũng giúp đồng đội của Naga Siren có thể trốn chạy, câu giờ, giữ chân hoặc truy đuổi đối thủ. Trước level 6, Naga là một hero support gần như không có bất kỳ giá trị, ngoài việc lượng giáp to và cũng khá trâu bò ở giai đoạn early game.
Sốc với nữ game thủ DOTA 2 đạt rank 6000 MMR sau gần 600 trận
Nguồn: Gamek