Theo Sở Giao thông, ý kiến về việc mua bán lốt xe (cho phép xe chạy trên tuyến cố định) tại một số đơn vị vận tải đã gây hiểu nhầm trong dư luận xã hội về tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước. Bởi một đơn vị vận tải thường có nhiều cổ đông, mỗi cổ đông là một nhà xe. Việc các nhà xe chuyển nhượng lốt xe, thay thế xe là việc nội bộ của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp vào phương án kinh doanh của đơn vị vận tải.
Mỹ Đình có vị trí thuận lợi so với các bến xe khác trong nội đô. Đồ họa: Tiến Thành - Bá Đô.
Với thông tin nhà xe Phú Quý, Nguyên Oanh của Nghệ An tăng xe vào bến Mỹ Đình sau năm 2013, qua kiểm tra, Sở Giao thông Hà Nội cho biết có 4 xe của các nhà xe này vào hoạt động tại bến Mỹ Đình thông qua hình thức thay xe, không phải xe mới được cấp phép vào bến.
Sở Giao thông Hà Nội kiến nghị Bộ Giao thông sửa đổi Thông tư 63 với nội dung bỏ phê duyệt chấp thuận tuyến giữa hai tỉnh cho phù hợp với thực tế theo hướng giảm thủ tục hành chính.
Trước đó, trong cuộc họp giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam ngày 15/10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng phát biểu: “Có người nói với tôi, xin một lốt xe vào bến Mỹ Đình mất đến 500-600 triệu đồng”.
Sau khi nhận được thông tin "xin suất chạy xe" của Bộ trưởng, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đã yêu cầu các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát việc cấp lốt xe vào bến xe Mỹ Đình và có văn bản đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng cung cấp thông tin cụ thể về tiêu cực tại Bến xe Mỹ Đình.
Đoàn Loan
#mua-bán #lốt-xe #vận-tải #doanh-nghiệp #500-triệu-đồng |