Nếu như phân tích đúng sai, có lẽ chiến thần Lữ Bố không hẳn là kẻ hữu dũng vô mưu, trở mặt như tiểu nhân.
Nếu như từng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, hẳn nhiên ai cũng biết và ấn tượng với Lữ Bố, người được xưng danh chiến thần, một mình có thể chống lại cả ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Ngoài sức khỏe thuộc loại “vô địch” thì người đọc còn nghĩ rằng Lữ Bố là một kẻ thất phu, từng giết cha nuôi mình là Đổng Trác, trở mặt với Đinh Nguyên. Nhưng sự thật có phải như thế, liệu có ẩn khúc nào đằng sau tính cách của con người này?
Giết Đổng Trác, do phải làm
Như sử đã chép, mối quan hệ giữa Lữ Bố và Đổng Trác là: “Trác rất tin yêu Lữ Bố, nhận làm con nuôi”, vì thế khi Vương Doãn nói chuyện giết Đổng Trác, Lữ Bố hồi đáp: “Làm thế thì còn gì là cha con”, bèn cho qua. Nhưng rồi Vương Doãn chiêu dụ thêm: “Ngài vốn họ Lữ chứ đâu phải họ Đổng, sao gọi là cha con được”. Nghe thế Lữ Bố bèn đồng ý, nhưng rồi ông nhớ đến tình cha con của mình và Đổng Trác, nên vẫn còn phân vân.
Chỉ đến khi Đổng Trác trở thành một kẻ hung hãn, độc ác, một tên bạo tàn làm loạn thiên hạ, các chư hầu khắp nơi đều khởi binh thảo phạt, cho nên lúc bấy giờ việc giết Đổng Trác là ai cũng muốn làm, nhưng việc Lữ Bố làm lại bị chê trách chỉ vì vẫn còn mang tiếng cha con, còn Đổng Trác thì sớm muộn sẽ phải đền tội.
Chết vì Lưu Bị
Lại nói đến Lưu Bị khi mang quân đánh chiếm Hạ Bì nhưng bị Lữ Bố đánh bại, phải lui về Quảng Lăng. Trong lúc thất thế còn bị Viên Thuật đánh bại một trận nữa, phải chạy ra Hải Tây. Mặc dù trong tình huống đó, nếu như Lữ Bố đuổi cùng giết tận, hẳn nhiên Lưu Bị khó có đường sống, nhưng ngược lại còn chấp nhận cho Bị đầu hàng về giữ Tiểu Bái và cho tự xưng thứ sử Dự Châu.
Lữ Bố chiến tam anh: Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi
Kể lại trước đó, mới thấy được Lữ Bố kính trọng Lưu Bị đến thế nào. Cũng như sách Anh Hùng Ký ghi chép: “mời vào trong trướng, ngồi lên giường vợ mình, ra lệnh cho vợ bái Lưu Bị, rồi rót rượu cho Lưu Bị và Lã Bố ăn uống. Trong tiệc rượu Bố gọi Bị là em”. Sự tín cẩn đó không phải tự dưng mà có với một kẻ thất thế như Lưu Bị lúc bấy giờ nếu như Lữ Bố là tiểu nhân hay phàm phu thất học.
Rồi khi bị dồn vào đường cùng trên lầu Bạch Môn, Lữ Bố nói với các thuộc hạ hãy chặt đầu mình nộp cho Tào Tháo để lấy thưởng, nhưng các thủ hạ của ông không nỡ làm. Khi quân Tào bắt trói, Lữ Bố muốn xin hàng, nhưng Lưu Bị khuyên Tào Tháo nên giết vì nghĩ Bố là kẻ hai mặt. Đến đây mới thấy, nếu như lúc trước, Lữ Bố nhẫn tâm tận diệt Lưu Bị chắc hẳn sẽ không có bi kịch một lời Lưu Bị mà mất đi tính mạng. Có thể thấy bản thân Lữ Bố là người sinh không đúng thời cuộc.
Hình tượng Lữ Bố trong Hổ Tướng Truyền Kỳ
Đi theo cốt truyện chính từ Tam Quốc Diễn Nghĩa, nên nhân vật Lữ Bố ít được mô tả chi tiết và mờ nhạt hơn hẳn. Nhưng riêng về sức mạnh, có thể nói Lữ Bố trong Hổ Tướng Truyền Kỳ có thể “cân” tất cả bởi những chiêu thức có sức mạnh phá thiên diệt địa. Mặt khác, vì là tựa game Tam Quốc đánh chưởng Kim Dung, nên Lữ Bố như hổ thêm cánh, được xem là tướng mạnh nhất, nhì.
Đặc tính thuần sát thương vật lý, lại thủ khỏe, những chiêu thức của Lữ Bố như: Vô Ảnh Huyết Sát, Đoạt Hồn Huyết Ảnh, Vô Địch Trảm, Càn Khôn Đại Na Di giúp cho nhân vật này luôn là đích đến để mọi game thủ đều muốn chinh phục. Nhưng để có được tướng này trong đội hình hiện tại gần như là không thể vì những mảnh ghép nhân vật vẫn chưa được xuất hiện.
Liệu rằng Hổ Tướng Truyền Kỳ sẽ giúp Lữ Bố lấy lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt game thủ, hay tiếp tục là kẻ tiểu nhân, thất phu võ học. Và người chơi có nhìn Lữ Bố ở ánh mắt thiện cảm hay vẫn còn tiếp tục khắc nghiệt?
>> Nga My đóng vai trò gì trong Hổ Tướng Truyền Kỳ?
Nguồn: Gamek