Tàu New Horizones phát hiện "cái đuôi" kỳ lạ của Sao Diêm Vương
Bởi sao Diêm Vương chỉ là một hành tinh lùn với kích thước nhỏ, khí quyển của chúng liên tục bị thất thoát vào không gian.
Ngày 18 tháng 7, NASA và đội ngũ làm việc tại dự án New Horizons công bố rằng sao Diêm Vương có một “cái đuôi” khổng lồ.
Tất nhiên rằng đó không phải một cái đuôi giống như những con thú cưng của bạn. “Cái đuôi” đó là một đám mây tạo thành bởi không khí bị ion hóa và kéo dài khoảng từ 48.000 đến 60.000 dặm phía sau sao Diêm Vương.
Thực chất “cái đuôi” đó chính là một phần khí quyển của sao Diêm Vương. “Chúng tôi nhìn thấy bầu khí quyển tách ra ở phía xa”, Randy Gladstone, một nhà nghiên cứu trong dự án New Horizones của Southwest Research Institute tại San Antonio cho biết trong buổi họp báo của NASA hôm 17 tháng 7. “Chúng cao tới 1.000 dặm tính từ bề mặt sao Diêm Vương.”
Bởi sao Diêm Vương chỉ là một hành tinh lùn với kích thước nhỏ, khí quyển của chúng liên tục bị thất thoát vào không gian. Một phần khí quyển khác của hành tinh lùn này bị tước đi bởi gió mặt trời, dòng các hạt mang điện liên tục tỏa ra từ mặt trời theo mọi hướng.
Gladstone và cộng sự phát hiện ra “cái đuôi” của sao Diêm Vương khi họ đang kiểm tra dữ liệu từ một công cụ đo gió mặt trời được gắn trên tàu vũ trụ New Horizones. Các thiết bị cho thấy những dữ liệu bất thường khi gió mặt trời tác động vào sao Diêm Vương: có một vệt các ion khí Nitơ kéo dài phía sau hành tinh lùn mà chưa xác định được chiều dài.
Các ion khí được hình thành khi bầu khí quyển của sao Diêm Vương bị bắn phá mạnh bởi các hạt có thể đến từ gió mặt trời. Khi các electron bật ra khỏi các nguyên tử và phân tử khí, chúng chuyển động tương đối tự do. Điều này tạo nên trạng thái thứ 4 của vật chất: plasma
Trên Trái Đất, vật chất chủ yếu tồn tại ở 3 dạng chính là rắn, lỏng, khí. Tuy nhiên, trong không gian vũ trụ plasma là trạng thái phổ biến nhất của vật chất. Điều này vì có rất nhiều dòng năng lượng tỏa ra từ các ngôi sao như mặt trời. Khi chúng gặp các phân tử khí trôi nổi trong không gian, plasma sẽ hình thành.
Vì vậy, tuy có vẻ gây ngạc nhiên, nhưng “cái đuôi” của sao Diêm Vương không phải là hiện tượng mới. Thậm chí, các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng có hiện tượng tương tự như sao Hỏa và sao Kim.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của New Horizones vẫn chưa thể xác định chính xác hình dạng của “chiếc đuôi” này. Họ cũng chưa chắc chắn về các giả thiết mà nó được hình thành. NASA đang mọng đợi các dữ liệu mới được cập nhật từ tàu New Horizones. Họ hi vọng rằng với các dữ liệu từ giờ tới tháng 8, câu hỏi về việc sao Diêm Vương đang mất dần bầu khí quyển của mình như thế nào có thể được giải đáp.
Theo Businessinsider
Sự cố không thể giải thích xảy ra với tàu thăm dò sao Diêm Vương của NASA
#new_post #new-topic #tincongnghe