Một điều hiển nhiên ngày nay dường như lại không đúng trong quá khứ: những con rắn đã từng có chân để đi lại?
Có một số điều chúng ta vẫn thường công nhận là hiển nhiên, giống như là rắn thì không có chân vậy. Thế nhưng một phát hiện mới đây cho thấy có vẻ những con rắn cũng đã từng có chân như những loài khác.
Mẫu hóa thạch cho thấy loài rắn cũng đã từng có đủ 4 chi
Một công bố của các nhà khoa học về những hóa thạch của một con rắn đã sống trong khoảng từ 100 - 146 triệu năm về trước. Khoảng thời gian này tương ứng với Kỷ Creta hay kỷ Phấn Trắng của Đại Trung Sinh (Mesozoic). Từ trước tới nay, chúng ta vẫn biết rất ít về loài rắn bởi không có nhiều những hóa thạch của chúng được tìm thấy. Những dữ liệu thu thập được giúp người ta xác định được loài rắn nằm trong cây gia đình của Bộ bò sát có vảy vốn bao gồm thằn lằn và các loài lưỡng cư không chân tay (có thể đã xuất hiện từ kỷ Jura).
Theo những kiến thức mà con người có được, loài rắn tiến hóa theo một nhánh duy nhất từ tổ tiên chung của Bộ bò sát có vảy. Có khoảng 20 nhánh thuộc nhóm này tiến hóa theo hướng không có chi tay chân và có cơ thể kéo dài. Một ví dụ điển hình chính là loài thằn lằn không chân Pygopodidae - trông chúng cũng khá giống với loài rắn.
Một số hóa thạch hiếm hoi của loài rắn được tìm thấy cho thấy chúng đã từng có chi sau. Điều này củng cố cho quan điểm khởi nguồn của chúng là đến từ đại dương. Theo thời gian, chính vì việc cơ thể ngày càng dài ra mà các chi cơ thể khác bị loại bỏ dần theo thời gian.
Mẫu hóa thạch hiện đang được bảo quản rất tốt
Tuy vậy cũng có những ý kiến trái chiều. Mới đây, một hóa thạch mới có tên là Tetrapodophis có xuất xứ từ Brazil đã làm thay đổi quan điểm đó. Nó có một cơ thể thon dài như những con rắn hiện đại và quan trọng nhất là có có đầy đủ cả 4 chi để di chuyển. Thậm chí số đốt sống của nó còn nhiều hơn bất kỳ một con rắn nào mà chúng ta từng biết đến, dù là còn sống hay chỉ đơn giản là hóa thạch.
Theo nhưng thông tin nghiên cứu bạn đầu, hóa thạch này có cấu tạo cơ thể phù hợp cho việc đào hang hơn là bơi lội trong nước. Do đó lí thuyết về việc loài rắn tiến hóa từ đâu rất có thể sẽ thay đổi hoàn toàn. Bên cạnh đó, hóa thạch có thể mở ra những nghiên cứu rộng hơn về bối cảnh trong ngành cổ sinh vật học.
Lĩnh vực thu thập hóa thạch là một lĩnh vực mở mà ai cũng có thể tham gia được. Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến đến từ các tổ chức chuyên nghiệp cho rằng chỉ những đơn vị và tổ chức được công nhận (như các viện bảo tàng hay các trường đại học) mới nên làm việc này và được công nhận trên các tạp chí khoa học uy tín.
Thế nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều mẫu hóa thạch quý lại đang nằm trong tay những người sưu tập và các đơn vị tư nhân - giống như hóa thạch Tetrapodophis này vậy. Nó đã được phát hiện từ nhiều thập kỷ trước cho đến tận bây giờ, khi nó được xác nhận giá trị khoa học của mình. Hiện mẫu hóa thạch này đang được bảo quản tại bảo tàng Bürgermeister-Müller của Đức và người ta hy vọng nó sẽ sớm được đưa về Brazil trong thời gian tới.
Tham khảo: BusinessInsider
Phát hiện hóa thạch máu khủng long, các nhà khoa học có thể hồi sinh loài vật này?
#new-topic #tincongnghe
Nguồn: http://genk.vn/